3. Đối với các học giả kinh viện (les scolastiques) thì linh hồn không chỉ là tinh
thần mà còn là nguyên lý của sự sống.
Tinh thần thì dễ biết hơn thân xác.
Sự hiểu biết tinh thần đi trước sự hiểu biết về thân xác và những vật thể; tôi biết
với sự chắc chắn hoàn toàn rằng tôi là một vật suy tư mà tất cả bản tính chỉ là suy
tư, ngay cả vào thời điểm mà tôi nghi ngờ có một vật thể nàp trên đời này hay
không và trước khi vấn đề bản chất của chúng được đặt ra. Ở đây không có vấn
đề nào khác; thí dụ về cục sáp ong không nhắm, đến việc định nghĩa yếu tính của
những sự vật vật chất, cũng không nhằm thuyết phục về sự hiện hữu của chúng.
Thí dụ về cục sáp ong nhằm thuyết phục, bằng cách lúc đầu buông cưông cho nó,
lòng tin tưởng rằng, thân xác và những vật thể thì dễ biết hơn, và được biết một
cách phân biệt hơn là tinh thần, đơn giản chỉ vì chúng lọt vào tầm cảm thụ của
các giác quan. Nếu điều đó là đúng, thì sẽ chẳng có gì được biết về bất kỳ điều gì,
bởi vì sự làm chứng của các giác quan, nếu giản qui về mỗi nó thôi, không có thể
nhận ra trong cục sáp này, khi đã chảy ra, cũng là cục sáp trước đó. Thí dụ về cục
sáp chẳng cho tôi biết gì về nó, nhưng lại cho tôi biết đôi điều về tinh thần: rằng
những gì tôi tin mình tri giác được bằng các giác quan hay là trí tưởng tượng, thật
ra được tri giác bởi sự kiểm tra của tinh thần; rằng trong niềm tin rằng thế giới đi
vào trong tinh thần qua ngũ quan, không có thế giới và tinh thần hoà lẫn vào
nhau, mà chỉ là sự lẫn lộn trong tâm trí; rằng tiến bộ của trí tuệ không phải đi từ
những sự vật đến tinh thần nhưng là từ tư tưởng lờ mờ đến tư tưởng minh và biệt.
Thí dụ về những cái mũ và những cái áo choàng chỉ nhân đôi thí dụ về cục sáp
ong, nếu không thể cho thấy hiển nhiên sự đồng loã của từ ngữ trong sự nhầm lẫn
khi tin rằng tri giác là thị kiến của đôi mắt: tôi nói rằng tôi thấy, khi phải nói rằng
tôi phán đoán.
Ta hãy bắt đầu bằng sự suy nghiệm về các vật thể thông thường nhất và là những
vật thể chúng ta tưởng có tể hiểu cách minh bạch nhất: đó là những vật thể chúng
ta sờ mó và trông thấy. Tôi không có ý bàn về các vật thể cách tổng quát, vì
những quan niệm tổng quát thường hàm hồ, nhưng tôi bàn về một vật cụ thể.
Chúng ta hãy thí dụ một cục sáp ong vừa lấy ra khỏi bọng, cục sáp đó chưa mất
vị ngọt của mật ong và vẫn còn giữ được một ít hưông thơm của các hoa đã đúc