TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 701

là ý tưởng những bản thể ấy ở ta không được rút ra tự những sự vật riêng biệt; vì
cái gì ở đây làm ông nói chúng là sai, là chỉ vì chúng không hợp với ý kiến mà
ông đã khái niệm về bản tính các sự vật. Và ông lại nói, sau đó một ít, rằng "đối
tượng của toán học thuần tuý như chấm, đường, diện tích và những bất phân gồm
có chúng, không thể có hiện hữu nào ngoài trí tuệ", tự đó tất yếu phải kết luận là
không bao giờ có một tam giác nào trong thế gian, và chẳng cái gì mà ta khái
niệm là thuộc về bản tính của tam giác hay của một hình nào của hình học, và do
đó, bản thể các sự vật ấy không được rút ra từ một sự vật hiện hữu nào. Nhưng
ông nói, chúng là sai. Phải, theo ý kiến của ông, vì ông cho rằng bản tính các sự
vật phải thế nào mà chúng không thể hợp với nó được. Nhưng nếu ông không quả
quyết là tất cả hình học đều sai, thì ông không thể chối cãi là người ta chứng
minh được nhiều chân lý không bao giờ thay đổi vì chúng luôn luôn là một, nên
không phải không có lý do để người ta gọi chúng là bất dịch và hằng cửu.

B) - Bởi từ ý tưởng, tôi hiểu tất cả cái gì có thể ở trong tư tưởng ta, và tôi sẽ phân
biệt ba thứ là: có thứ ngẫu lai như ý tưởng người ta thường có về mặt trời; thứ
khác được chế tạo hay tác thành trong số đó có thể kể ý tưởng mà các nhà thiên
văn tạo ra về mặt trời do lý luận của họ; và có thứ khác bẩm sinh như ý tưởng
Thiên Chúa, Linh hồn, Thân thể, Tam giác, và một cách chung, những ý biểu
trưng các bản thể chân thật, bất dịch và hằng cửu. Bây giờ, nếu tự một ý tưởng
mà tôi đã tác tạo, tôi kết luận một điều gì mà tôi đã đặt vào đó tỏ tường khi tạo ra
nó, thì hiển nhiên có luận pháp tuần hoàn; nhưng nếu, tự một ý tưởng bẩm sinh,
tôi rút ra cái gì được chứa đựng ở đấy một cách hàm ẩn, nhưng tôi không nhận
thấy khi trước ở đấy, như tự ý tưởng hình tam giác, là ba góc của nó thì bằng hai
góc thẳng, hay tự ý tưởng Thiên Chúa là Chúa hiện hữu thì chẳng những đó
không phải là tuần hoàn luận pháp, mà lại theo chính Aristote, đó là hình thức
chứng minh hoàn toàn hơn cả.

Descartes, Thư gửi P.Mersenne,

Trả lời những phản bác chống lại Những suy niệm siêu hình.

NHỮNG NGUYÊN LÝ TRIẾT HỌC (Principes de la philosophie)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.