TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 710

nghiệm hơn, hoặc xét theo đối tượng vì ý muốn Thiên Chúa hướng về nhiều sự
hơn vô cùng; nhưng xét theo mô thể và tự nó, tôi thấy ý muốn Thiên Chúa không
lớn hơn ý muốn của tôi: ý muốn ở tại sự chúng ta có thể làm hay không làm một
việc gì (nghĩa là quyết định hay phủ định, theo đuổi hay bỏ trốn), - hoặc nói cho
đúng, ý muốn chỉ ở tại sự này, là khi quyết hay chối, theo đuổi hay bỏ trốn những
sự do tâm trí đề cử, ta hành động một cách như không cảm thấy một sức bên
ngoài nào cưỡng ép ta hết. Sau là, để tôi được tự do, không cần tôi phải dửng
dưng chọn một trong hai điều đối lập, nhưng tôi càng hướng về một phía do sự
tôi biết hiển nhiên đó là điều thiện hoặc do Thiên Chúa đã định liệu nội tâm tôi
như thế, thì tôi càng được tự do khi lựa chọn và quyết định; ơn Chúa và tri thức
tự nhiên chẳng những không làm giảm tự do tính của tôi, mà còn gia tăng và củng
cố nó nữa. Thành thử tình trạng dửng dưng mà tôi cảm thấy khi tôi không bị một
lý do nào lôi kéo về phía này hơn về phía kia, sẽ chỉ là tình trạng thấp kém nhất
của tự do, và phải coi nó là một khuyết điểm trong tri thức tôi hơn là một toàn
hảo tính của ý muốn tôi, bởi vì nếu tôi luôn luôn biết rõ ràng đâu là chân thực và
đâu là điều thiện, chắc tôi sẽ không mất công suy tính phải phán đoán thể nào và
phải chọn điều nào; như thế tôi sẽ hoàn toàn tự do và không bao giờ dửng dưng.

Cứ những điều trên đây, tôi nhận định rằng khả năng ước muốn mà Thiên Chúa
đã ban cho tôi cũng chưa phải là nguyên nhân của những sai lầm của tôi, vì khả
năng đó rất lớn và toàn hảo trong phạm vi của nó; và khả năng tri thức tức quan
niệm cũng không phải là nguyên nhân những sai lầm đó, vì tôi quan niệm được là
do tài năng mà Thiên Chúa đã ban cho tôi để quan niệm. Vậy những sai lầm của
tôi phát xuất từ đâu? Chỉ tự điều này, là ý muốn thì rộng hơn tâm trí nhiều quá,
vậy mà tôi không cầm hãm nó trong giới hạn của tâm trí, nhưng đã mở rộng nó ra
cho tới những sự mà tôi không quan niệm được; ý muốn tự nó dửng dưng đối với
những sự đó, cho nên nó dễ bị sai lầm, chọn điều ác thay vì điều thiện, điều giả
thay vì điều thực. Do đó tôi sai lầm và mắc lỗi.

Thí dụ mấy ngày trước đây khi nghiệm xét xem có sự vật nào hiện hữu trong vũ
trụ hay không. Và biết rằng nguyên một sự tôi nghiệm xét vấn đề đó, tôi đã kết
luận cách hiển nhiên rằng tôi hiện hữu: khi đó tôi không thể không quyết đoán
rằng những điều tôi quan niệm cách rõ ràng như vậy phải là những điều đích
thực; và như thế không phải vì tôi bị một sức bên ngoài nào cưỡng bách tôi đâu,
nhưng chỉ vì một ánh sáng lớn lao trong trí tuệ đã lôi kéo ý muốn tôi sang hưông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.