Tất cả những gì mà tôi quan niệm một cách minh và biệt về một sự vật thì thực sự
thuộc về vật đó; chẳng hạn bản chất hay yếu tính của hình tam giác là tổng số các
góc của nó thì bằng hai góc vuông; đặc tính này của hình tam giác không phải là
chuyện hư cấu của tinh thần tôi, như việc tưởng tượng ra một con ngựa có cánh;
tưởng tượng này, vì là được phát minh, nên không phải là một bản tính thực sự và
bất biến, mà chỉ là một đặc tính có thực. Nhưng có thể chẳng hề có một tam giác
nào trên đời này, trong khi mà bản tính thực sự và bất biến của hữu thể toàn thiện
một cách vô hạn bao gồm sự hiện hữu tất yếu của hữu thể đó.
Descartes biết rõ hơn ai hết rằng yếu tính của bất kỳ vật thụ tạo nào không bao
hàm hiện hữu của nó, và thêm vào trong ý tưởng sự hiện hữu cho một sự vật mà
người ta quan niệm cũng chẳng thể nào cho nó sự hiện hữu. Nhưng ông kêu gọi
phải dè chừng rằng ý tưởng về hữu thể hoàn hảo vô hạn là ý tưởng về hữu thể tất
yếu hiện hữu, ở chỗ nó chỉ cần chính mình, chứ không cần đến chúng ta cũng như
những ý tưởng của chúng ta để hiện hữu.
… Bây giờ, hễ tôi có thể lấy từ trong tư duy tôi ra một ý tưởng về sự vật nào, tôi
đều phải nhận rằng tất cả những gì tôi nhận thức cách rõ ràng và phân minh rằng
thuộc về sự vật đó, đều thực sự thuộc về sự vật đó, - do đó tôi có thể lấy ra một
chứng lý để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa chăng? Chắc chắn là tôi
thấy trong mình tôi một ý tưởng về Ngài, tức ý tưởng về một hữu thể vô cùng
toàn hảo, cũng như tôi thấy trong mình tôi ý tưởng về bất cứ hình thể hoặc số
lượng nào khác. Và tôi biết một cách ít là cũng rõ ràng và phân minh như thế
rằng: hiện hữu, hiện thể và vĩnh cửu thuộc về bản tính của Ngài, cũng như khi tôi
biêt rằng tất cả những gì tôi có thể chứng minh về một hình thể hoặc số lượng
nào, đều thực sự thuộc về bản tính hình thể hoặc số lượng đó. Do đấy, cho rằng
tất cả điều tôi kết luận nơi các bài Suy niệm trước đây có thể không chân thực,
những sự hiện hữu của Thiên Chúa vẫn phải được tâm trí tôi coi là ít nhất cũng
chắc chắn bằng những chân lý toán học là những chân lý chỉ quan hệ đến những
con số và những hình thể, mặc dầu thoạt tiên điều trên đây không hiện ra một
cách minh bạch, và còn có thể xem như kiểu một ngụy biện (a). Bởi tôi đã quen
phân biệt sự hiện hữu và yếu tính nơi tất cả các sự vật khác nên tôi cũng tưởng
rằng có lẽ nơi Thiên Chúa sự hiện hữu cũng biệt khỏi yếu tính của Ngài, và như
vậy người ta có thể quan niệm Thiên Chúa như không hiện hữu. Nhưng khi tôi
suy tưởng một cách chú ý hơn, tôi thấy cách minh bạch rằng sự hiện hữu của