mạnh của các ý chí khả năng để làm điều thiện. Nói như Pascal, con người không
có Thượng đế là một sinh vật khốn khổ bởi vì sự cứu rỗi không ở trong tầm sức
mạnh duy nhất của tinh thần. Một cuộc sống khổ hạnh, xa rời mọi cám dỗ thế
gian sẽ được nhiều ơn ích cứu rỗi hơn là những cuộc tranh luận lý thuyết tinh vi
của các nhà thần học Sorbonne.
Nhưng, nếu sức mạnh của tinh thần có những giới hạn, cũng không nên vì thế mà
phủ nhận nó; chỉ cần đặt nó vào đúng vị trí và biết nơi nào không phải là chỗ của
nó. Tinh thần phải phục tòng thế giá, nhưng cũng nên biết rằng thế giá chỉ là
những chứng từ, trong đó tất cả những gì người ta có thể biết nằm trong niềm tin
vào chứng nhân, trước tiên và theo cách không thể bác bỏ, đó là niềm tin vào
Thượng đế, chứng nhân bất khả ngộ và tuyệt đối chân thực.
Quyển Lô-gích học hay Nghệ thuật Tư duy (La Logique ou l’Art de penser) của
AntoineArnauld (1612-1694) và Pierre Nicole (1625-1695), thường được gọi là
Lô-gích học của Port-Royal, xuất bản từ 1662 đến 1683, lấy lại sự phân biệt căn
bản giữa thế giá và lí trí mà Pascal đã đề ra trong Lời tựa cho quyền Khái luận về
chân không, năm 1651. Arnaul hạ thấp thế giá của Đại học Sorbonne, ở chỗ nó tự
phụ quyết định điều gì cần tìm thấy trong chủ thuyết của Jansenius, trong khi vấn
đề chỉ là đọc mà thôi. Quyển Lô-gích học của Port-Royal lấy lại cho mình qui tắc
của Descartes về tính hiển nhiên, bác bỏ một cách rực rỡ nguyên lý thế giá trong
những sự vật thuộc về ánh sáng tự nhiên, và lấy lại cả phương pháp của Descartes
để hướng dẫn tốt lí trí của mình và tìm kiếm chân lý trong các khoa học. Nó đặc
biệt nhấn mạnh theo đường hướng Descartes, mà người ta biết ông chẳng sợ gì
hơn là cái bẫy từ ngữ, mà ý nghĩa hầu như lúc nào cũng mơ hồ dễ gây ra sự lẫn
lộn trong tinh thần - trên tầm quan trọng quyết định, vì sự nghiêm xác của những
chứng minh, của câu định nghĩa chiểu danh (la définition nominale), hệ tại chỗ
xác định, theo cách đơn nghĩa, ý nghĩ gán cho một từ nào.
Dầu không được kể vào trong số những nhà siêu hình lớn của thế kỷ, Antoine
Arnauld vẫn tỏ ra không hề kém cạnh tí nào khi đưông kình với họ trong cuộc
tranh luận sôi nổi và quyết liệt đã khiến họ phải minh định tư tưởng và giải thích
rõ ràng chứ không để cái gì trong tình trạng mơ hồ, mông lung. Cuộc tranh luận
thứ nhất, với Descartes, mà ông gửi đến những phản bác đối với Những suy niệm
siêu hình, chủ yếu hướng về sự phân biệt bản thể (la distinction substantielle)