TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 727

giữa trương độ và tư tưởng và về chứng lý đầu tiên cho hiện hữu của Thượng đế
bởi tính nhân quả; những phản bác nhắm đến, không phải nguyên lý, mà là cách
chứng minh. Một cuộc tranh luận khác, với Malebranche, trong đó ông phản biện
những luận điểm về bản chất các ý tưởng và về thị kiến nơi Thượng đế, là một trả
lời cho quyển Tìm kiếm chân lý (À la la recherche de la vérité) đó là chất liệu cho
quyển Về những ý tưởng đúng và sai (Des vraies et des fausses idées). Arnauld
không phân biệt ý tưởng với thị giác mà tinh thần có được về đối tượng của nó,
có được một ý tưởng thì không gì khác hơn là quan niệm một sự vật. Ngoài ra
cuốn Diễn từ siêu hình học (Discours de métaphysique) được Leibnizviết và gửi
ngay cho Arnauld, đã khởi động một cuộc trao đổi thư tín quan trọng (1686-
1687) chủ yếu bàn về ý tưởng bản thể cá nhân (l’ idée de substance individuelle).

Việc quay về, có phần bất đắc dĩ, với lòng tín mộ kiểu thánh Augustin, nơi những
người theo thuyết Jansen như vậy chẳng phải là một thứ chủ trương mê muội;
chống lại những lạm dụng thế giá, họ bảo vệ quyền của tư tưởng được thao tác
cho đến chỗ nào mà khả năng hiểu biết của nó có thể đạt đến.

Như vậy cũng không nên quá cường điệu sự đối kháng giữa những người theo
Jansen và những người phóng nhiệm. Nơi những người phóng nhiệm, cũng như
nơi Pascal, đều có sự bác bỏ những kẻ giáo điều những kẻ muốn cấm đoán lí trí
thực thi sức mạnh và khả năng phán đoán của nó. Những người phóng nhiệm ở
thế kỷ XVII không tất yếu là những kẻ vô thần (athées) cũng không hẳn chỉ là
những người theo thuyết bất khả tri (agnostiques). Họ là những kẻ phóng nhiệm
theo nghĩa chặt chẽ là tự do tư tưởng, đòi hỏi và thực thi quyền được khảo sát tự
do, quyền được hoài nghi.

Không có vấn đề làm lung lay niềm tin - vốn vượt khỏi tầm tác xạ của lí trí phê
phán; nhưng chính vì tín ngưỡng là hoàn toàn xa lạ với những nguyên lý sáng sủa
và hiển nhiên đối với trí tuệ, không ai có thể chứng minh rằng tôn giáo mình là
duy nhất đúng. Đó là ý nghĩa của sự hoài nghi Cơ Đốc giáo mà François de la
Mothe LeVayer (1588-1672) khai triển trong quyển Đối thoại mô phỏng cổ nhân,
đặc biệt là trong đối thoại "Về thần tính". Từ phức tính vô số của những tôn giáo
từng có mặt, từ sự đa dạng không tưởng tượng nổi của bao phong tục tập quán
khác nhau, từ sự hiện diện của những người vô thần và những người theo thuyết
bất khả tri, ta phải kết luận rằng niềm tin vào Thượng đế không phải là bẩm sinh,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.