Ấn phẩm sau khi mất của tác phẩm ông (1658) bị san trừ rất nhiều, nhưng những
bản thảo bí mật vẫn lưu hành trong thế kỷ XVIII.
Ông có là kẻ phóng nhiệm, vô thần, duy vật? Nhiều đoạn trong tác phẩm của ông
dễ khiến người ta nghĩ như vậy, nhưng nhiều đoạn khác lại chứng tỏ tính chính
thống tôn giáo của ông. Giữa phê phán và truyền thống, tư tưởng của ông có
nhiều phương diện thoả hiệp và lập trường hơi mập mờ, nhất là khi ông trình bày
những ý kiến của Épicure.
NHỮNG NGHỊ LUẬN TRONG HÍNH THỨC NGHỊCH LÝ CHỐNG NHỮNG
NGƯỜI THEO ARISTOTE.
Trong tác phẩm dang dở này chống lại những lập luận của thời Phục Hưng,
thuyết duy danh (những từ ngữ và những khái niệm trừu tượng không phải là một
tri thức về yếu tính của vạn vật) và chủ nghĩa Hoài nghi (không có chân lý nào
của con người vượt quá khỏi sự phỏng đoán cái nhiên) được khẳng định và giao
nhau.
Không đóng khung tự do tinh thần trong bất kì học thuyết nào
Đặt tinh thần tự do vào một học thuyết (ở đây là học thuyết Aristote), ngay cả nếu
học thuyết đó hứa hẹn hạnh phúc, đó là xiềng xích tinh thần. Trái lại cứ để cho
tinh thần tự do vận động tuỳ nghi, thừa nhận sự yếu đuối của nó khiến nó không
thể đạt được chân lý tuyết đối, mà chỉ có chân lý cái nhiên, đó là hạnh phúc thật
sự.
Tự do của tinh thần là thứ còn quý giá hơn tất cả vàng bạc trên thế gian này, và
dưới sự thúc đẩy của thiên nhiên, vạn vật đều hướng đến tự do, đến nỗi rằng
không chỉ những sinh vật, mà đến phần lớn những vật bất động cũng ngân vang
lên tiếng gọi của nhà thơ: Tự do là một nhu cầu khẩn thiết. Vậy mà chúng ta, con
người - nhân linh ư vạn vật - và lại còn mong vươn lên đỉnh cao của Triết học -
lại cam lòng tự hạ mình đến độ vồ vập ôm chồm, tự nguyện chọn lựa thân phận
nô lệ ư? (1) Lẽ nào lại như thế được! Trong khi mà triết học hứa hẹn đem lại tự
do nhờ đó sự bình an tâm hồn có thể nẩy sinh, và tiếp theo sẽ là lạc phúc tối
thượng, thì sự điên rồ nào lại khiến chúng ta tôn thờ triết học dưới cái ách nô lệ
nhục nhằn kia? Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta một tinh thần tự do. Nhưng