TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 732

chuyện đang diễn ra trước mắt ông là sai và giả dối? Dầu ông có nói gì về điều đó
đi nữa, cũng sẽ không có người nào được thuyết phục rằng ông hoàn toàn tin rằng
không có gì đúng trong tất cả những gì mà ông từng biết, và rằng các giác quan,
hay giấc ngủ, hay Thiên Chúa, hay một tà thần quỉ quyệt, đã liên tục áp chế ông,
lừa dối ông. Chẳng phải là một điều xứng đáng hơn, với lòng trung thực của một
triết gia và nhiệt tâm đối với chân lý khi nói những điều một cách giản dị hơn, với
chân tín (de bonne foi) và như chúng là, thay vì, như người ta có thể phản bác
ông, cầu viện đến bộ máy rối rắm kia, tạo ra những ảo tưởng, tìm kiếm những uẩn
khúc vòng vèo và những điều dị kỳ khó hiểu? Tuy nhiên, bởi vì ông đã thấy như
thế là tốt, nên tôi cũng chẳng nên tranh biện nhiều hơn nữa làm gì.

Pierre GASSENDI, Những nghiên cứu siêu hình học.

Phê phán lô-gích về cái "Tôi suy tư" của Descartes

Ở đây việc phân tích hướng về công thức "Tôi suy tư, vậy tôi hiện hữu" (Cogito
ergo Sum/ Je pense donc je snis) như người ta tìm thấy trong phương pháp luận.
Gassendi toan tính chứng minh những mâu thuẫn nội tại trong công thức này với
những lập luận theo lô-gích học và ngữ pháp theo truyền thống của kinh viện
(tham khảo Nietzsche).

Tôi suy tư, ông nói; nhưng xin hỏi ông suy tư về cái gì mới được chứ? Bởi vì xét
cho cùng mọi suy tư đều là phải suy tư vế một cái gì. Về Trời chăng? Về Đất
chăng? Hay về bất kì cái gì khác? Hay về chính ông? Trước nay ông vẫn coi tất
cả chuyện đó là sai lầm và không hề đổi ý: thế thì hậu quả là cái gì mà ông suy
nghĩ, dầu là cái gì đi nữa, thì ông cũng nghĩ sai, và bởi đó, tư duy của ông cũng…
sai bét! Như vậy tất cả những tư tưởng mà ông làm cho vọt ra bằng những con
đường hậu quả cũng đều là sai nốt. Thêm một lần nữa, ông nói: Tôi suy tư.
Nhưng khi ông nói "Tôi", ông có biết gì về mình không, thưa ông? Ông biết mình
chứ, chuyện đó khỏi phải nghi ngờ, bởi nếu không thế, ông đã không tự gọi tên
mình. Nhưng ông có biết sự kiện là ông hiện hữu hay không? Nếu có, vậy là ông
mang một định kiến, điều này ngược lại với giả định của ông; nếu không, vậy là
ông cũng đâu biết được là mình đang hành động, bởi hành động giả định hữu thể.
Và tiếp theo ông cũng không biết là ông suy tư, bởi vì suy tư là hành động vậy là
khi ông nói "tôi suy tư", ông không biết mình nói cái gì, và tất cả những gì mà từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.