đó ông biết và diễn dịch cuối cùng dựa trên một nguyên lý tuyệt đối… chưa từng
được biết. Ngoài chuyện đó ra, khi ông nói "Tôi đang suy tư", ông phát biểu điều
gì đó về chính mình, và điều đó có giá trị cho hiện tại; như vậy cũng là một điều
nếu như ông nói Tôi đang suy tư (Jesuis pensant), ông giữ chức năng của chủ ngữ
và tư tưởng giữ chức năng của vị ngữ. Vậy mà ông không thể nói rằng ông đang
suy tư mà không nói rằng ông đang là, đang hiện hữu: đó là điều các nhà biện
chứng (a) bảo thế khi họ dạy rằng Động từ này cho một chỉ định về thời gian, đó
là sự kiện hiện hữu bây giờ (lefait d’exister maintenant), sự có mặt ngay lúc này
đây (la présence actuelle). Như vậy khi ông nói Tôi suy tư, thì ông nói Tôi hiện
hữu; và lúc đó, khi phát biểu dưới hình thức hậu quả: Vậy Tôi hiện hữu, ông
chẳng thêm chút xíu gì vào hơn là những gì ông đã tiền giả định (Présupposer)
như thế ông chứng minh cái đồng bằng cái đồng (ainsi vous prouvez le même par
le même). (b)
Pierre GASSENDI, Những nghiên cứu siêu hình
a. Ở đây là những nhà lô-gích học kinh viện
b. Vậy là không có mối dây liên hệ hậu quả đích thật.
Sự khai sinh ra ý tưởng Thượng đế từ con người
Trong Suy niệm Thứ ba, Descartes chứng minh hiện hữu của Thượng đế từ sự
hiện diện của ý tưởng hoàn thiện nơi chúng ta, ý tưởng, theo ông là hoàn toàn tích
cực mà chúng ta - những hữu thể hữu hạn - không thể tạo ra, vậy đó là ý tưởng
bẩm sinh, chỉ có thể đến từ một hữu thể toàn thiện.
Sau khi bài bác lập luận này Gassendi chỉ ra rằng quang cảnh của thiên nhiên có
thể hướng ta đến Thượng đế. Như thế, niềm tin được cứu vãn khỏi những tự phụ
của lí trí, nhưng sự thông thái cũng cho phép tập họp những ý kiến rất dị biệt
nhau.
Có những tác giả kế lại rằng những người đầu tiên khi thấy Mặt trời, Mặt trăng và
những tinh tú khác luôn luôn chuyển động, thì gọi chúng là Deos (1), những hữu
thể đi theo tuyến đường của chúng, và ở hàng thứ nhất là Mặt trời, mà đường đi
rõ ràng là dễ thấy nhất. Rồi thì, vì họ đã nhìn nhận Mặt trời đem lại nhiều điều tốt