TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 805

mà theo đó Trí khôn nhận thức các sự vật qua các nguyên nhân đệ nhất của
chúng.

Và nhờ đó chúng ta hiểu được tại sao Trí khôn lại chuyển từ ý niệm về một sự vật
này sang ngay một sự vật khác không giống sự vật đầu tiên: ví dụ, một người La
Mã chuyển ngay từ một ý niệm về từ pomum sang ý niệm về trái cây [đó là trái
táo], mà chẳng có nét tương tự nào về phát âm hoặc sự giống nhau nào ngoại trừ
thể xác của cùng một người thường bị tác động [đồng thời] bởi cả hai ý niệm này,
nghĩa là người này thường nghe từ pomum trong khi nhìn thấy trái cây đó.

Và như vậy mỗi người trong chúng ta sẽ chuyển từ ý niệm này sang ý niệm khác,
khi sự liên tưởng của mỗi người sắp đặt hình ảnh của các sự vật trong thể xác. Ví
dụ, một người lính sau khi thấy dấu chân ngựa trên cát, sẽ chuyển ngay từ ý niệm
về một người cởi ngựa, và rồi sang ý niệm về chiến tranh v.v… Nhưng một bác
nông dân lại chuyển từ ý niệm về một con ngựa sang một luống cày, và rồi sang ý
niệm về một cánh đồng v.v… Và như thế mỗi người sẽ chuyển từ ý niệm này
sang ý niệm khác tuỳ theo cách thức người đó quen phối hợp và liên kết hình ảnh
về các sự vật.

SPINOZA, Đạo đức học, Phần II.

Những ý tưởng khái quát (Les idées générales)

Những ý tưởng khái quát là những ý tưởng mơ hồ, và càng mơ hồ hơn khi chúng
càng khái quát hơn; chúng chẳng diễn tả cái gì khác hơn là tính khái quát của
chúng và sự bất lực không thấy ra những chỗ tiểu dị tế vi. Một ý tưởng đúng mà
trí tuệ nhận thức được là một sự nhìn thấy chứ không phải là kết quả của quá
trình khái quát hoá; sức mạnh nhận thức không phải là tưởng tượng, mà là trí tuệ.

MỆNH ĐỀ XL

Bất cứ ý niệm nào trong Trí khôn phát sinh từ các ý niệm đầy đủ trong Trí khôn
thì cũng đầy đủ.

CHỨNG MINH

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.