TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 809

không cần dùng tới chứng minh này. Giả dụ những con số đó là 1, 2 và 3, sẽ
chẳng có ai mà lại không thấy số tỷ lệ thứ tư phải là 6 - và chúng ta thấy điều này
một cách rõ ràng hơn nhiều bởi vì chúng ta suy ra con số thứ tư từ tỷ số, mà chỉ
trong nháy mắt chúng ta thấy ngay được đó là tỷ số của số thứ nhất đối với số thứ
hai.

SPINOZA, Đạo đức học, Phần II.

1. Siêu nghiệm (Transcendantaux), từ ngữ của các triết gia kinh viện, chỉ những
thuộc tính khái quát nhất, phù hợp với mọi hữu thể.

2. Ám chỉ đến định nghĩa của Platon về con người.

3. Ám chỉ đến định nghĩa của Aristote về con người

Tự do không phải là tự do của một sắc lệnh

Không có ý chí phân biệt với trí tuệ

Thật khó mà không tin rằng tự do nằm trong sắc lệnh của ý chí - ý chí ban cho
hay từ chối sự ưng thuận, và quyết định hành động theo ý nó.

Điều đó trước tiên bởi vì người ta tin rằng những ý tưởng giống như những bảng
biểu bất động và câm nín mà chúng ta có toàn quyền chấp thuận hay từ chối gia
nhập. Hiểu như thế là không thấy rằng những ý tưởng, mà mỗi cái khác với mọi
cái, bao hàm sự khẳng định chính nó, và khác với sự khẳng định của các cái khác,
rằng vậy là không có một tiềm năng khẳng định phổ quát có giá trị cho mọi ý
tưởng. Sự treo lửng phán đoán, đó là thái độ hoài nghi, không phải là một sắc
lệnh của ý chí, đó là nhận thức của tinh thần nó thấy rằng mình không có ý tưởng
đúng về một vật, như trường hợp xảy đến với một người nằm ngủ và mộng thấy
mình nằm mộng. Người nằm mộng sẽ không nghi ngờ gì nếu như anh ta vẫn tiếp
tục ngủ mà không biết; sự vắng mặt của hoài nghi không phải là sự chắc chắn,
mà là sự ngu dốt.

MỆNH ĐỀ XLIX

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.