TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 810

Trong Trí khôn không có ý muốn, hoặc khẳng định hoặc phủ định, ngoại trừ cái
mà ý niệm bao hàm xét như nó là một ý niệm.

CHỨNG MINH

Trong Trí khôn không có khả năng muốn hay không muốn tuyệt đối, nhưng chỉ
có những mong muốn, đó là chỉ có khẳng định này kia hay phủ định này nọ. Do
vậy, chúng ta hãy nhận thức một mong muốn đặc thù nào đó, chẳng hạn như một
hình thái suy tưởng mà nhờ đó Trí khôn khẳng định rằng ba góc của một hình tam
giác thì bằng hai góc vuông.

Sự khẳng định này bao hàm khái niệm hay ý niệm về hình tam giác, nghĩa là sự
khẳng định này không thể nhận thức bên ngoài ý niệm hình tam giác. Bởi vì nói
rằng A phải bao hàm khái niệm về B thì cũng giống như nói rằng A không thể
nhận thức bên ngoài B. Hơn nữa, sự khẳng định này không thể tồn tại bên ngoài ý
niệm về một hình tam giác. Do đó, sự khẳng định này hoặc không thể tồn tại hoặc
không thể nhận thức bên ngoài ý niệm về hình tam giác.

Kế đến, ý niệm về hình tam giác này phải được bao hàm cùng một sự khẳng định
này, đó là ba góc của hình tam giác thì bằng hai góc vuông. Vậy trái lại, ý niệm
về hình tam giác này cũng không thể nhận thức bên ngoài sự khẳng định này.

Do vậy, sự khẳng định này gắn liền với yếu tính của ý niệm về hình tam giác, chứ
không là gì vượt lên trên nó cả. Và những gì chúng ta đã nói liên quan tới sự
mong muốn này (bởi vì chúng ta đã chọn nó một cách ngẫu nhiên), cũng phải
được nói liên quan tới bất cứ sự mong muốn nào, tức là nó không là gì ngoài ý
niệm cả, là điều phải được chứng minh…

HỆ LUẬN

Ý muốn và trí năng chỉ là một.

CHỨNG MINH

Ý muốn và trí năng không là gì ngoài những mong muốn đặc thù và chính các ý
niệm. Nhưng những mong muốn đặc thù và các ý niệm lại là một. Do đó ý muốn
và trí năng chỉ là một, là điều phải được chứng minh…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.