[B] Học thuyết này cống hiến cho đời sống xã hội, vì nó dạy chúng ta không ghét
bỏ một ai, không coi thường một ai, không chế giễu một ai, tức giận ai, ghen tị ai;
và cũng vì nó dạy chúng ta rằng những gì mình có, phải giúp đỡ lẫn nhau, không
phải vì sự thương hại thiếu nhân tính, thiên vị, hay mê tín, nhưng được sự hướng
dẫn của lý trí, tuỳ theo thời gian và hoàn cảnh đòi hỏi. Tôi sẽ bàn đến điều này ở
Phần Bốn.
[D] Sau cùng, học thuyết này cũng góp phần không nhỏ vào đời sống xã hội vì nó
dạy cho biết phải cai trị người dân như thế nào và hướng dẫn họ không phải để họ
trở thành những nô lệ, nhưng để họ có thể một cách tự do làm những gì tốt đẹp
nhất.
Với phần trình bày này, tôi đã hoàn thành điều tôi đã quyết định bàn đến trong
phần chú giải này, và kết thúc Phần Hai này của chúng ta. Tôi nghĩ là đã cắt nghĩa
khá đủ chi tiết về bản chất và các thuộc tính của Tinh thần con người, và cũng
khá rõ ràng theo mức độ vấn đề khó khăn này cho phép, và tôi đã đề ra những
học thuyết để từ đó chúng ta có thể suy ra nhiều điều quý giá, hết sức hữu ích và
cần thiết cho đời sống chúng ta.
SPINOZA, Đạo đức học, Phần II.
Người ta tưởng mình tự do chẳng qua là vì không biết rằng mình đã bị quy định.
Điều ấy, xét kỹ, cũng chỉ là một, chuyện người ta tin rằng linh hồn là một hữu thể
ở bên ngoài và bên trên mọi hiện tồn. Sẽ là nói một điều phi lý khi cho rằng linh
hồn là một bản thể khác với bản thể duy nhất là Thượng đế - là toàn thể mà bên
ngoài đó sẽ không có gì cả. Trong thực tế linh hồn không làm gì khác hơn là tri
giác thân xác và những sự vật khác. Điều mà nó gọi là những mệnh lệnh của nó là
những thèm muốn của nó và những thèm muốn đó là tri giác về những tư thế của
thân xác. Tưởng tượng về một sắc lệnh tự do của linh hồn là ý thức về các hành
động của chúng ta, bị hạn chế bởi sự không biết gì về những nguyên nhân do đó
chúng ta bị quy định.*
Ý tưởng đúng về tự do không thể là ý tưởng về một sắc lệnh tự do (un décret
libre), vì chẳng hề có chuyện đó, nơi người không, mà nơi Thượng đế cũng
không. Đó là vì tự do không phải là điều trái lại với tất yếu, mà là điều trái lại với