sự cưỡng chế (la liberté n’est pas le contraire de la nécessité, c’estle contraire de
la contrainte). Mọi vật đều bị cưỡng chế, mà hiện hữu và hành động đều bị quy
định bởi những vật khác, nghĩa là, khi hiện hữu và hành động của nó không giải
thích được bằng chính bản tính của nó. Qua đó người ta thấy rằng vấn đề tự do đã
bị trả lời lệch lạc bởi vì vấn đề đã được đặt ra chưa chuẩn; không nên hỏi khi nào
một hành động là bất tất (contingente) để biết khi nào hành động đó tự do, phải
hỏi đâu là bản tính của sự vật hành động, để biết hành động tất yếu sẽ đi theo, hay
không, chính bản tính của nó. Từ đó người ta cũng thấy rằng Thượng đế không tự
do về tự do của những sắc lệnh của Ngài; mà tự do để không - vì Ngài là toàn thể
hiện hữu, và chỉ cần chính mình để hiện hữu - bị cưỡng chế bởi bất kỳ cái gì bên
ngoài Ngài.
* Câu này hơi rối rắm và tối nghĩa và có thể mang nhiều tầng ý nghĩa. Vậy chúng
tôi xin trích lại nguyên văn để bạn đọc tiện tham khảo: "L’imagination d’un
décret libre de l’âme est la conscience de nos actions, bordée de l’ignorance des
causes par òu nous sommes déterminés".
Đối với điều gì mà giờ đây thuộc về lập luận thứ nhì, hẳn là chuyện người đời sẽ
ở điểm tốt hơn nhiều nếu mọi việc đều nằm trong tầm kiểm soát của con người để
khi muốn nói thì nói, khi nào muốn im thì im; song le kinh nghiệm đã chứng tỏ
quá dồi dào, không có gì ít nằm trong tầm kiểm soát của con người hơn là chuyện
"điều cái miệng, khiển cái lưỡi" của mình, và không có gì mà con người lại kém
khả năng hành động hơn là chuyện quản lý những thèm muốn của mình; và đó là
lý do tại sao phần đông người ta tin rằng tự do hành động của chúng ta chỉ có đối
với những sự vật mà chúng ta hướng tới một cách nhẹ nhàng, bởi vì trong trường
hợp đó, sự thèm muốn có thể dễ dàng được ngăn chận bởi hoài niệm về cái gì
khác thường được nhớ lại; trong khi mà chúng ta không được tự do chút nào khi
đụng chạm đến những sự vật mà chúng ta hướng đến với một xúc cảm mạnh mẽ
mà hoài niệm về một vật khác cũng không thể làm nguôi ngoai. Tuy nhiên nếu họ
không biết từ kinh nghiệm rằng nhiều khi chúng ta hối tiếc về những hành động
của mình và rằng thường thì, khi chúng ta bị chế ngự bởi những tác động trái
ngược nhau, chúng ta thấy được điều tốt hơn và chúng ta lại làm điều tệ nhất,
không có gì ngăn cản họ tin rằng tất cả hành động của chúng ta đều tự do. Chính
vì thế mà một đứa bé tin rằng nó bú sữa một cách tự do, một cậu thiếu niên lúc
nổi giận muốn trả thù, một anh chàng nhát gan khi đụng chuyện gì thì "dĩ đào vi