TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 830

gì luật lệ quy định, hẳn là anh ta xứng đáng với Quốc gia và đã hành động như
người công dân tốt; trái lại, nếu anh ta làm điều đó để kết tội quan toà là bất công
và khiến ông ta thành khả ố, hay mưu đồ phản loạn nhằm thủ tiêu luật lệ bất kể
đến quan toà, thì hắn là kẻ bạo động, là tên phiến loạn.

SPINOZA, Khảo luận thần học-chính trị, chương XX.

1. Sự an toàn là nguyên cớ mạnh mẽ nhất cho việc liên kết chính trị bởi vì tình
trạng thiên nhiên là không thể sống được.

a. Đấy là điều kiện hiện hữu của Quốc gia, nghĩa là ra khỏi tình trạng trong đó
mỗi người tự phát biểu về quyền của mình.

b. Kẻ nào có ý thay đổi bất cứ điều gì trong quốc gia bằng thế lực của ý riêng, kẻ
đó không còn là một công dân mà là một người quay trở lại tình trạng thiên
nhiên, được định nghĩa như là tình trạng trong đó các cá nhân hành động chỉ dựa
vào thế lực của mình, không cần đếm xỉa đến ý kiến hay quyền lợi của ai khác.

ĐẠO ĐỨC HỌC (L’Éthique - Phần di tác, 1677)

Tính vĩnh cửu của linh hồn con người

Những chỉ định của lý trí là nguyên lý cho hành vi chính trực, nhưng sức khoẻ
của linh hồn chưa phải là sự cứu rỗi. Không có cái gì của tôi sẽ được cứu vớt nếu
tất cả nơi tôi sẽ phải chết đi.

Nhưng tất cả nơi tôi sẽ được cứu vớt nhờ trực giác là nơi Thượng đế có ý tưởng
về linh hồn tôi, cũng vĩnh hằng như Thượng đế. Nhờ trực giác, tôi cảm nhận cách
trực tiếp - tôi, hữu thể đặc thù - rằng tôi có liên quan với vĩnh cửu.

MỆNH ĐỀ XXIII

Linh hồn con người không thể bị tiêu huỷ hoàn toàn cùng với thân xác nhưng vẫn
còn lại từ linh hồn một cái gì đó mang tính vĩnh hằng (1).

CHỨNG MINH

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.