"Sự phát triển của ngành thông tấn có nguồn gốc là sự làm chủ hàng hoá cũng
khởi động nhiều tự do hơn bởi vì người đọc báo ở Amsterdam được thông tin về
thế giới đại sự tốt hơn rất nhiều so với những độc giả Âu châu khác cùng thời; từ
sự kiện đó, anh ta cũng có khả năng hơn để thẩm định tình huống, trau dồi phán
đoán, đưa ra những quyết định thích nghi nếu cần và tránh được ý kiến áp đặt của
kẻ đưông quyền".
Nếu người ta rời lãnh vực báo chí để đi vào lãnh vực kinh sách và nếu người ta
liệt kê tất cả những lý do giải thích tại sao Amsterdam vào thế kỷ XVII lại trở
thành chốn quy hội ưu ái (le haut lieu) của ngành kinh doanh sách, bao gồm cả
xuất bản, in ấn, phát hành, thì người ta phải nêu bật lý do quan trọng nhất: quyền
tự do thông tin. Nó lôi cuốn những bản thảo và cả những tác giả có thể bị e ngại ở
nơi khác. Trong số họ, có nhân vật lừng lẫy nhất Descartes. Cùng với tình trạng
tự do đó, cũng cần thêm cái danh tiếng ưu việt của những tác phẩm được in ấn
đóng xén ở Hà Lan, nhờ vào vẻ đẹp của các loại giấy in thật tốt và những con chữ
in có mẫu đẹp, và tài khéo của những người thợ khắc bản, và sự chăm chút trong
mọi khâu để làm ra sản phẩm và vào giá cả tương đối là không đắt so với chất
lượng thành phẩm. Hơn nữa, những người kinh doanh sách ở Amsterdam rất có
óc sáng kiến: chính nhờ Menasseh ben Israešl mà người ta có cuốn thánh kinh
khổ bỏ túi, và nhờ Willem Jansz Bl„u người ta có cuốn sách khổ 12 rất tiện gọn.
Vào thế kỷ XVII nơi xứ Cộng hoà Các Tỉnh Liên Hiệp (tên của nước Hà Lan thời
đó) người ta đã in ấn nhiều sách vở hơn là tất cả các xứ sở khác của châu Âu
cộng lại.
Trong khi ở khắp châu Âu người ta đang đốt sách (tất nhiên là với những quyển
sách bị lên án) thì ở Amsterdam hoạt động in ấn đóng xén phát hành sách lại vô
cùng sôi nổi vì chính quyền dân sự ở đó hiểu rằng "không những người ta có thể
chấp nhận tự do tư tưởng mà vẫn duy trì được lòng mộ đạo và sự yên ổn của
quyền lợi chung mà còn thấy rằng nếu tự do tư tưởng bị huỷ bỏ sẽ rất có hại cho
sự bình ổn của Quốc gia và cả chính lòng mộ đạo nữa." Những người kinh doanh
sách làm ra quyển sách không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà nhất là còn
để xuất khẩu bởi vì Amsterdam in những tác phẩm bằng tiếng Latinh và bằng mọi
ngôn ngữ văn học của Âu châu. Khoảng 30.000 con người sống nhờ nền công
nghiệp này; trong số họ phải kể đến, ngoài chính những người kinh doanh sách,
là những người sản xuất và buôn bán giấy, những thợ khắc bản và thợ đúc chữ,