TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 835

những thợ sắp chữ và những thợ đóng xén. Suốt cả thế kỷ nền công nghiệp sách
phát đạt phồn thịnh như số lượng gia tăng của những nhà sách trong thành phố đã
chứng minh: từ 96 nhà năm 1600 lên 273 nhà năm 1699.

Nguồn tài chánh cho công cuộc kinh doanh này rất đa dạng. Ngoài những tác
phẩm do tác giả tự bỏ tiền xuất bản hoặc do mộ quyên, rất nhiều ấn phẩm khác
nhờ những "công ty", từ những công ty gia đình cho đến những công ty cổ phần
và kể cả những công ty liên doanh với nước ngoài.

Quyển sách là một sản phẩm, một thứ hàng hoá và người kinh doanh sách là một
nhà buôn thiện nghệ, nắm vững công việc của mình. Ông hiểu rõ thị trường, nắm
bắt nhu cầu, thị hiếu của người đọc và bảo đảm cho sản phẩm mình làm ra được
phát hành rộng rãi nhất: ở điểm này ông ta cũng vượt trội, bỏ xa những kẻ cạnh
tranh nước ngoài. Cũng thường xảy ra việc người ta trao đổi sách để lấy những
sản phẩm khác, và như thế, bằng những đường lối khác, sách đi vào những dòng
lưu thông hàng hoá ở Amsterdam. Vậy là người ta chứng kiến, vào năm 1644,
một hợp đồng trao đổi những cuốn thánh kinh bằng tiếng Anh sản xuất tại thành
phố này để đổi lấy vải sợi, nhiều hợp đồng khác đổi sách lấy giày da, đồ đi biển
v.v…

Việc xuất bản ở Hà Lan đã biết khai thác để phát triển ngành thương nghiệp lớn
của mình - cái nhu cầu cao nhất của thời đại đó: lòng mộ đạo. Thành phố
Amsterdam theo giáo thuyết Calviên nhưng vẫn in ấn không ít sách bổn Công
giáo, kinh Coran của đạo Hồi, thánh kinh Arménie, Do Thái và phi-Do thái,
Talmud và những tác phẩm khác thuộc loại này. Nếu thị trường sách tôn giáo là
rất quan trọng, song nó không hề loại trừ tất cả những loại sách khác. Thực tế là
không có việc kiểm duyệt trước khi in và người làm sách không cần phải xin giấy
phép xuất bản nhưng ông ta phải chịu trách nhiệm về nội dung những sản phẩm
của mình trước quan toà. Nếu người làm sách có yêu cầu cơ quan công quyền cho
mình đặc ân nào là nhằm trang bị cho mình chống lại những kẻ làm giả mạo "in
nhái" hay "luộc" sách của mình, thế thôi.

Tại Pháp, tể tướng Colbert hiểu rất rõ tầm quan trọng của quyển sách và nghề
kinh doanh sách trong việc điều hành quốc gia và tổ chức một "Thư vụ cục" do
nhà hùng biện Jean Paul Bignon đứng đầu, nhằm có một cái nhìn trên các bản văn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.