TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 836

cũng như trên các hình minh hoạ. Bignon sẽ tổng quát hoá hệ thống đặc ân và "sẽ
tổ chức việc kiểm duyệt phòng ngừa, áp dụng không chỉ vào lãnh vực chính trị,
mà còn vào mọi lãnh vực khác, nhất là lãnh vực giá trị văn học, Vậy là ông sẽ
phát triển cái Văn hoá Sở theo ý Colbert".

Chẳng có gì giống như thế ở Amsterdam bởi vì các Hội đồng Quốc gia chẳng có
quyền trực tiếp nào đối với việc điều hành thành phố: họ chỉ có thể đưa ra những
lời răn đe để khiển trách những lạm dụng quyền tự do ngôn luận. Mỗi thành phố
có những luật lệ riêng và chăm sóc rất kỹ quyền tự trị của mình. Chỉ có vị chánh
án tối cao có quyền cấm cản hay ra lệnh sai áp, nhưng quyết định của ông chỉ có
giá trị trong khuôn khổ tỉnh hạt đó thôi: một tác phẩm bị cấm ở Groningue không
tất yếu là bị cấm ở Amsterdam. Muốn cấm thực sự một quyển sách phải có quyết
định của Hội đồng lập pháp của Cộng hoà. Có những tác phẩm bị cấm và danh
sách mà Knuttel cung cấp cho chúng ta chứng tỏ hiển nhiên điều đó, nhưng nếu
tính chính thống của giáo phái Calviên hay nhăn mặt nhíu mày đối với những gì
liên quan đến các văn bản thần học, song ý chí của giới cầm quyền dân sự lại
không mấy nhiệt tình đối với chuyện kiểm duyệt ngoại trừ việc hăng hái thu
những khoản tiền phạt vi cảnh mà các nhà kinh doanh sách đôi khi phải trả vì đã
dám thách thức những lệnh cấm, mà thường trái cấm thì người đọc lại càng háo
hức muốn xơi, nghĩa là vô tình lệnh cấm lại trở thành bảo đảm tốt nhất rằng sách
sẽ bán chạy!

Rất đa dạng, quả thật thế, là những mánh lới của giới kinh doanh sách ở
Ansterdam để luồn lách và qua mặt nhà cầm quyền. Chẳng hạn có anh chàng in
một tác phẩm của Episcopius bằng tiếng Hà Lan thì bị lên án, thì năm sau anh ta
lại in cuốn đó bằng tiếng Latinh; người khác thì in sách mà để tên nhà xuất bản ở
nơi khác, mập mờ đánh lận ngày tháng hay thay đổi tựa đề. Nhiều người xuất bản
sách dùng những biệt hiệu, bí danh khiến chẳng ai biết đó là thằng cha căng chú
kiết nào. Chiếc "thuyền phóng hoả" đáng ngại nhất từng được tạo ra chống lại
tính thiêng liêng của Kinh Thánh - cuốn Khảo luận thần học-chính trị của
Spinoza - ra mắt ở Amsterdam năm 1670 nơi nhà in Jan Rieuwertsz. Nhưng trong
dịp này, tên nhà in được đổi thành Henricus Konraht và lập lờ để người ta nghĩ
rằng tác phẩm được in ở Hambourg. Một năm sau, quyển sách bị cấm. Nhân nói
về bản văn gây xì-căng-đan này, Meinsma kể thêm rằng quý vị đại biểu dự
khoáng đại hội nghị Bắc Hà Lan và Nam Hà Lan đã rất lưu ý toàn thể nghị viên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.