thông các bản thể, bằng tiếng Latinh (1965). Về căn nguyên vạn vật bằng tiếng
Latinh (1967), Đơn tử luận. Viết bằng tiếng Pháp năm 1714, cho hoàng tử
Eugène mà ông đã có dịp kết giao khi làm Khâm mệnh Đại thần cho Hoàng đế ở
Vienne.
Leibniz mất ở Hanovre ngày 14 tháng 11 năm 1716.
NHỮNG SUY NIỆM VỀ TRI THỨC, CHÂN LÝ VÀ NHỮNG Ý TƯỞNG
(Méditations sur la Connaissance, la Vérité et les Idées)
Suy tư thôi chưa đủ còn phải tính toán
Qui tắc của Descartes về sự hiển nhiên không đi đến cùng của sự cảnh giới; vấn
đề không phải là phủ nhận chân lý của một ý tưởng minh và biệt, nhưng nhìn thấy
một ý tưởng hiện diện chưa đủ để biết rằng ý tưởng mà ta có là minh và biệt, và
ngay cả người ta cũng không biết rằng người ta có ý tưởng về một sự vật chỉ bởi
điều là người ta ý thức mình có nó. Suy tư thôi chưa đủ, còn phải tính toán, bởi vì
ý thức nó có về mình tạo nên tất cả sự tin tưởng mà tư tưởng có nơi chính nó,
trong khi mà sự tính toán chỉ kết luận trên những phép tính được thực hiện đúng
thể thức.
Cuối cùng tôi nghĩ là người ta có thể hiểu bởi đó, rằng sự kêu gọi đến những ý
tưởng không phải luôn luôn là không nguy hiểm, và rằng có nhiều tác giả lạm
dụng uy thế của từ ngữ này để đem lại trọng lượng cho một vài những điều tưởng
tượng của họ; bởi vì chúng ta không sở hữu ý tưởng về một vật do bởi sự kiện là
chúng ta có ý thức suy nghĩ đến nó, như tôi đã chứng tỏ ở trên kia qua thí dụ về
tốc độ lớn nhất (1). Tôi cũng thấy rằng ngày nay người ta không kém lợi dụng cái
nguyên lý thường được xưng tung quá đáng này: tất cả những gì mà tôi quan
niệm một cách minh và biệt về một vật thì đúng và có thể được khẳng định về vật
đó (2). Bởi vì con người rất thường khi xét đoán một cách nông nổi, cho rằng
minh và biệt điều thật ra hãy còn rất tối và rối. Như vậy, công lý này vô ích nếu
người ta không thêm vào đó những tiêu chuẩn về minh và biệt, mà chúng tôi đã
đề nghị (a), và nếu như chân lý của những ý tưởng không được thiết lập trước đó.
Vả chăng, những qui tắc của thứ lô-gích thông thường, mà các nhà hình học cũng
sử dụng, tạo thành những tiêu chuẩn không nên coi thường chút nào về chân lý