TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 860

những tình cảm chúng đã có lúc trước. Ví dụ, nếu bạn cho con chó thấy cây gậy,
nó lập tức nhớ lại cảm giác đau đớn mà cây gậy đã gây ra và kêu la rồi bỏ chạy.

27. Sự sinh sôi của trí tưởng tượng đánh động các loài vật bắt nguồn từ sức mạnh
hay sự thường xuyên của các tri giác trước đó. Vì một ấn tượng mạnh thường tạo
ra ngay lập tức hiệu quả của một thói quen lâu hay của nhiều ấn tượng ngắn lặp đi
lặp lại nhiều lần.

28. Con người cũng hành động giống như loài vật về phương diện chuỗi tiếp nối
các tri giác của chúng được tạo ra bởi nguyên lý trí nhớ. Về điều này con người
giống như các nhà thực nghiệm y học là những người thực hành không dựa trên
lý thuyết. Thực vậy, chúng ta chỉ là những người thực nghiệm trong ¾ các hoạt
động của chúng ta. Ví dụ, nếu bạn chắc chắn mặt trời sẽ mọc sáng mai bởi vì cho
tới nay nó luôn luôn xảy ra như thế thì bạn hành động như một người thực
nghiệm. Chỉ có nhà thiên văn là người phán đoàn theo lí trí.

29. Tuy nhiên tri thức về các chân lý tất yếu và vĩnh cửu chính là cái phân biệt
chúng ta với loài vật và cho chúng ta lí trí và khoa học, nâng chúng ta lên tri thức
về bản thân chúng ta và về Thiên chúa. Sự sở hữu này là cái được gọi là linh hồn
lý tính hay tinh thần.

30. Nhờ tri thức về các chân lý tất yếu này, và nhờ các sự trừu tượng hoá thông
qua chúng, chúng ta cũng được nâng lên các hành vi phản tỉnh giúp chúng ta suy
nghĩ về cái gọi là ngã và xem xét cái này hay cái kia ở trong chúng ta. Như thế
khi suy nghĩ về bản thân mình, chúng ta nghĩ về hữu thể, bản thể, cái đơn giản và
cái kết hợp, cái vô chất, và thậm chí về Thiên chúa, bằng cách quan niệm những
gì giới hạn nơi chúng ta như là vô hạn nơi Ngài. Các hành động phản tỉnh này
cung cấp các đối tượng chính cho suy luận của chúng ta.

31. Suy luận của chúng ta dựa trên hai nguyên lý lớn: Nguyên lý thứ nhất là
nguyên lý mâu thuẫn, theo đó chúng ta cho là sai những gì chứa mâu thuẫn và
cho là đúng những gì trái ngược với cái mâu thuẫn hay cái sai lạc.

32. Nguyên lý thứ hai là nguyên lý túc lý, theo đó chúng ta cho rằng không sự
kiện nào có thể đúng hay tồn tại và không phát biểu nào có thể là chân thật nếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.