Kinh nghiệm chỉ cho ta những thí dụ, và những chân lý cứ thực - chúng là những
bản tóm tắt những trường hợp - rất có thể là tổng quát, nhưng không bao giờ là
phổ quát và tất yếu. Chính bởi vì chúng ta có lí trí nên chúng ta có thể đạt đến
những chân lý vĩnh cửu, phổ quát và tất yếu. Tính lập dị siêu hình (l’extravagance
métaphysique) nằm về phía những ai chủ trương rằng những nguyên lý trên đó
đặt cơ sở Khoa học chính xác, được rút ra từ kinh nghiệm nhờ vào cái được cho
là "cánh cửa mở ra thế giới" mà nó đem lại; nó không nằm trong khẳng định rằng
những chân lý vĩnh cửu thì bẩm sinh; nó chỉ nói lên điều này, rằng không thể có
sự quá độ từ tổng quát lên phổ quát.
Từ đó phát sinh một vấn đề khác, nếu mọi chân lý đều tuỳ thuộc kinh nghiệm,
nghĩa là vào phương pháp quy nạp (induction) (1) và những thí dụ, hoặc là những
chân lý còn có một nền tảng khác. Bởi vì nếu một vài biến cố cơ thể được tiên
liệu trước mọi trắc nghiệm mà ta thực hiện về chúng, thì hiển nhiên là chúng ta có
đóng góp vào đấy một chút gì đó của chúng ta. Các giác quan, mặc dầu cần thiết
cho mọi tri thức thực sự của chúng ta, song không hề đủ để cho tất cả, bởi vì các
giác qua chỉ cho ta những thí dụ, nghĩa là những chân lý đặc thù hay cá thể mà
thôi. Vậy mà tất cả các thí dụ chúng xác nhận một chân lý tổng quát, dầu với số
lượng nào đi nữa, cũng không đủ để thiết lập tính tất yếu phổ quát của chân lý đó,
bởi vì đâu có tất nhiên là cái gì đã xảy ra thì cũng sẽ xảy ra y hệt như vậy. Chẳng
hạn người Hy lạp, người La mã và hầu hết mọi dân tộc khác trên trái đất từ thời
xưa đã luôn luôn nhận thấy rằng trước một vòng 24 giờ, ngày đổi sang đêm và
đêm sang ngày. Nhưng người ta sẽ lầm nếu người ta tưởng rằng cùng định luật đó
được quan sát khắp mọi nơi, bởi vì từ lâu nay người ta đã trải nghiệm điều ngược
lại nơi quần đảo Nova Zembla (2). Và kẻ nào đó cũng đã lầm khi tưởng rằng - ít
ra là trong cảnh giới nhân gian - một chân lý tất yếu và vĩnh cửu sẽ tồn tại mãi
mãi, bởi vì người ta phải nhận định rằng ngay cả mặt trời và trái đất của chúng ta
cũng đâu tất yếu sẽ tồn tại vĩnh hằng như thế này, và rất có thể sẽ đến một thời
tươi đẹp nào đó mà vầng dương rạng rỡ kia biết đâu lại chẳng tắt đi trong sự ngỡ
ngàng của nhân gian khi bỗng chốc nhận ra rằng mặt trời chưa bao giờ có thực?
Và cả thái dương hệ này, và cả vũ trụ nữa lại chẳng quay về thuở hồng hoang? Và
lịch sử của toàn bộ đất trời sẽ sang trang, mang một hình dáng mới, và được điều
lý bằng những định luật mới, hoàn toàn khác với những định luật mà trước nay
chúng ta vẫn nghĩ là quy luật của muôn đời? Từ đó dường như là những chân lý