TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 864

tất yếu, như người ta tìm thấy trong các môn toán học thuần tuý và nhất là trong
số học và hình học phải có những nguyên lý mà bằng chứng không phụ thuộc vào
những thí dụ, cũng không phụ thuộc vào sự làm chứng của các giác quan, mặc
dầu nếu không có các giác quan người ta đã chẳng bao giờ được thông báo để
nghĩ đến điều đó (3).

Đó là điều phải phân biệt rạch ròi, và Euclide đã hiểu rất rõ, mà ông thường dùng
lý luận để chứng minh những gì được thấy khá rõ bằng kinh nghiệm và bằng
những hình ảnh khả giác. Lô-gích học, Siêu hình học và Đạo đức học cũng như
Thần học và Luật học, tất cả đều là những môn học thuần lý chứa đầy những chân
lý như thế và do đó, bằng chứng của chúng chỉ có thể đến từ những nguyên lý nội
tại mà người ta gọi là bẩm sinh. Đúng là chớ vội bé cái nhầm mà tưởng rằng
người ta có thể đọc trong tâm hồn những quy luật muôn đời của lý trí như đọc
một cuốn sách mở chẳng phải nhọc công tìm kiếm gì; nhưng cũng là khá đủ khi
người ta có thể khám phá chúng nơi chúng ta nhờ quan tâm chú ý, mà những cơ
hội được giác quan cung cấp, và sự thành công của những thí nghiệm được dùng
như sự xác minh cho lý trí, gần giống như các phép thử được dùng trong số học
để tránh tốt hơn nhầm lẫn trong tính toán khi chuỗi lý luận hơi dài. Đó cũng là
điểm mà những hiểu biết của con người và những hiểu biết của thú vật khác
nhau: thú vật hoàn toàn nhờ kinh nghiệm và chỉ biết điều chỉnh trên những thí dụ,
bởi thú vật không bao giờ có khả năng tạo ra những mệnh đề tất yếu trong khi
con người có thể tạo ra những khoa học chứng minh. Cũng vì thế mà khả năng
tạo ra những liên tập (consécutions) (4) nơi thú vật là cái gì kém cỏi hơn lý trí nơi
con người. Những liên tập của thú vật chỉ có tính thuần tuý kinh nghiệm, cứ cho
rằng điều gì đã xảy ra một đôi lần sẽ còn xảy ra trong trường hợp mà những gì tác
động vào chúng cũng tương tự như vậy mà chúng không có khả năng phán đoán
xem có phải cùng những lý do đó còn tồn tại hay không. Chính vì thế mà con
người dễ dàng đánh bẫy thú vật, và những ai chỉ biết theo những kinh nghiệm
đơn giản dễ dàng phạm sai lầm.

Bởi vì chỉ có lý trí mới có khả năng thiết lập những định luật chắc chắn và thế cái
gì còn thiếu vào những định luật không hoàn toàn chắc chắn, bằng cách đưa vào
đó những ngoại lệ; và cuối cùng, tìm những liên hệ chắc chắn trong sức mạnh của
những hậu quả tất yếu, điều thường cho ta phương tiện để tiên liệu biến cố mà
không cần phải kiểm nghiệm những liên hệ khả giác của các hình ảnh, nơi mà thú

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.