TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 870

thế giới chứa một César khác với Csar trong thế giới của chúng ta. Tự do không
loại trừ tính tất yếu tuyệt đối; nó không kiêng kỵ với sự chắc chắn về những gì tôi
sẽ làm và về những gì sẽ xảy ra với tôi. Tự do không phải là làm bất cứ ci gì
không thể tin liệu ngay cả với Thượng đế; tự do là tự thực hiện toàn mãn (la libert
est de s’acácomplir entìerement) như đã được tiên liệu từ vĩnh hằng.

XIII. Bởi vì khi niệm bản thể c nhn của mỗi người bao hàm tất cả những gì có thể
xảy đến cho người ấy, nên trong khái niệm này có thể thấy được các chứng minh
tiên nghiệm (a priori) của mỗi sự kiện, hay tại sao đã xảy ra sự kiện này chứ
không phải sự kiện khác.

Nhưng một khó khăn lớn có thể phát sinh từ những cơ sở nói trên, và trước khi
tiếp tục xa hơn, chúng ta phải thử giải quyết khó khăn này đã. Chúng ta đã nói
rằng khi niệm về một bản thể cá thể bao gồm ngay lập tức tất cả những gì có thể
xảy đến cho nó, và bằng cách xem xét khái niệm này, chúng ta có thể thấy trong
đó tất cả những gì có thể phát biểu về nó, cũng như chúng ta có thể thấy trong
bản tính của vịng tròn tất cả các thuộc tính có thể rút ra từ nó. Nhưng từ đó có vẻ
như mọi sự kiện sẽ phải là tất yếu khiến cho sẽ không còn sự khác biệt giữa các
chân lý tất yếu và các chân lý tuỳ thuộc, và tất cả định mệnh của người Khắc Kỷ
sẽ lấy mất chỗ của tự do, sẽ không còn chỗ nào cho tự do của con người, và định
mệnh tuyệt đối sẽ thống trị mọi hoạt động của chúng ta cũng như mọi biến cố
khác trên thế giới. Câu trả lời của tôi là: chúng ta phải phân biệt giữa cái chắc
chắn và cái tất yếu. Mọi người đều nhất trí rằng các sự kiện tuỳ thuộc trong tương
lai là chắc chắn bởi vì nó đã được Thiên Chúa thấy trước, nhưng không phải thế
mà cho rằng chúng là tất yếu. Nhưng sẽ phải nói rằng nếu một kết luận nào có thể
được rút ra một cách tuyệt đối chắc chắn từ một định nghĩa hay khi niệm, thì nó
sẽ là tất yếu. Vậy mà trên thực tế chúng ta tin rằng tất cả những gì xảy đến cho
một người thì đều đẫ bao hàm một cách tiềm tàng trong bản tính hay khi niệm về
người ấy, giống như các thuộc tính của một hình tròn đã bao gồm trong định
nghĩa của hình tròn. Như thế khó khăn vẫn chưa giải quyết. Để có một câu trả lời
thoả đáng, tôi cho rằng sự liên kết hay nguồn gốc có hai loại: một là tuyệt đối cần
thiết (nói ngược lại là mâu thuẫn) và xảy ra với các chân lý vĩnh cửu như các
chân lý hình học; hai là chúng chỉ là tất yếu ex hypothesi (‘theo giả thiết’), có thể
nói là ngẫu nhiên, nhưng tự nó là tuỳ thuộc, vì sự ngược lại cũng không mâu
thuẫn. Sự liên kết này không chỉ dựa trên các ý niệm tuyệt đối thuần tuý và tri

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.