TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 871

thức của Thiên chúa mà thôi nhưng còn dựa trên các mệnh lệnh tự do và diễn tiến
liên tục của vũ trụ.

LEIBNIZ, Diễn từ Siêu hình học.

NHỮNG TIỂU LUẬN THẦN LÝ HỌC

(Essais de thodice)

Tựa đề của tác phẩm xuất bản năm 1710, Những tiểu luận thần lý học về Chúa
lòng lành, về tự do của con người và nguồn gốc của điều ác nói lên khá rõ nội
dung của nó: vấn đề là hoà giải, nhân dịp chống lại ý kiến của Bayle, lòng tốt của
Thiên chúa với với sự tồn tại của đủ mọi điều ác trên đời, điều xấu về thể lý và
điều xấu về đạo lý có thể xảy đến vì con người có tự do; để hoà giải; mà không
phủ nhận sự quan phịng của Thiên chúa, có vẻ như không cho phép điều ác xảy
ra, cũng không phủ nhận điều ác, cái có vẻ như không nên tồn tại nếu Thiên chúa
hiện hữu. Đó là một thứ thần lý học, bởi vì Thiên chúa được biện minh khỏi điều
ác, một điều không thể phủ nhận cũng không thể làm ngơ; chủ nghĩa lạc quan
không phải là sự ngây thơ há hốc của kẻ chủ trương rằng tất cả mọi chuyện sẽ trở
thành tốt nhất trong cái thế tốt nhất của những thế giới khả hữu, mà nó chỉ khẳng
định điều này, rằng thế giới đang hiện thực đây là thế giới tốt nhất từ vô số những
thế giới khả hữu. Mệnh đề đơn giản này qui về toàn bộ Siêu hình học của Leibniz
một lần nữa hiện diện nơi quyển Thần lý học này.

Biểu thức

Định nghĩa khái niệm biểu tượng.

Mỗi bản thể đều là một quan điểm đặc th về vũ trụ chứ không phải là những bản
sao, và tuy nhiên chẳng có gì thiếu nơi bản thể của những gì đang tồn tại trong vũ
trụ và tất cả qui về đó chính xác từng điểm-đối-điểm. Người ta không thể nói
cách nào rõ hơn, để định nghĩa tương quan giữa các bản thể với vũ trụ và tương
quan giữa các bản thể với nhau, hơn là những từ ngữ biểu tượng (reprsentation)
hay biểu thức (expression)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.