TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 878

Chủ nghĩa duy nghiệm toán học: Isaac Newton (1642 - 1727)

Trong toàn cảnh của tư tưởng Anh quốc vào hai thế kỷ XVII - XVIII, một chỗ
ngồi danh dự cần được dành cho bậc thiên tài Newton. Trước tiên chúng ta hãy
nhớ lại hai tác phẩm chính của ông là: Những nguyên lý toán học của triết học
thiên nhiên (1686 - 1687) và Những nguyên lý của triết học, vì vấn đề ở đây là
triết học thiên nhiên, nghĩa là vật lý học - và quyển Quang học (1704).

Vấn đề là nghiên cứu những biến cố, xem xét chúng theo toán học, bác bỏ mọi
giả thuyết hoặc là "siêu hình hoặc là vật lý, hoặc là cơ học hoặc giả thuyết về
những phẩm chất huyền bí, không thể có chỗ đứng trong triết học thực nghiệm".
Từ đó, có công thức nổi tiếng: "Tôi không nói dối ra những giả thuyết"

Tên tuổi của Newton còn gắn liền với việc khám phá ra luật vạn vật hấp dẫn với
việc phát minh phép tính vi phân (từ đó có những cuộc tranh luận với Leibniz để
xác định ưu tiên phát minh thuộc về ai), và với vấn đề thực tại tính của một
không gian tuyệt đối và một thời gian tuyệt đối, độc lập với mọi vật thể.

Ở đây, người ta cũng còn nhớ tới những cuộc tranh luận với Leibniz - qua Samuel
Clarke, đệ tử của Newton - bởi vì, đối với Leibniz, không gian chỉ là trật tự
những cộng tồn khả hữu, và thời gian, trật tự những kế tiếp khả hữu (l’espace
n’est que l’ordre des coexistences possibles, le temps, l’ordre des successions
possibles). Và Leibniz vội trách Newton là đã coi không gian như là cơ quan mà
Thượng đế dùng để cảm nhận vạn vật.

Việc nghiên cứu thực nghiệm thiên nhiên cho phép khám phá một Thượng đế
không chỉ là Thượng đế của các triết gia và các nhà thông thái mà Thượng đế của
Thánh kinh, vị chủ tể của Thế giới do Ngài tạo ra. Đấng vô hạn đã cai quản tất cả,
không chỉ như linh hồn của thế giới mà còn như chúa tể của muôn loài. Và vì ảnh
hưởng rộng khắp đó, Thượng đế còn được gọi là pantocrator nghĩa là Chúa tể vũ
trụ. Bởi vì Thượng đế là một từ tương đối trong quan hệ với những kẻ phụng sự
Ngài và với từ "thần tính" (divinité) ta phải hiểu đó là quyền năng tối thượng
không chỉ trên những hữu thể vật chất - như những ai coi Thượng đế chỉ là linh
hồn của thế giới đã nghĩ như thế - mà còn trên những hữu thể suy tư phục tùng
Ngài. Đấng Tối cao là một hữu thể vô hạn, vĩnh cửu, hoàn hảo: nhưng một hữu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.