TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 880

Trong tác phẩm Về tôn giáo của những người ngoại đạo (1645) Lord Herbert
chứng tỏ rằng năm chân lý này được tìm thấy trong tất cả những tôn giáo mà
chúng là yếu tính thực sự.

Với John Toland (1670 - 1722), nhà thần học và nhà chính trị Ái Nhĩ Lan, thuyết
hữu thần trở nên gây hấn, có chất cuồng tín. Trong quyển Christianity not
Mysterious (Cơ đốc giáo không huyền nhiệm), tác giả khẳng định rằng lý trí là vị
trọng tài duy nhất trong lãnh vực tôn giáo. Ngoài ra ông còn thấy nơi học thuyết
của Spinoza một thứ thuyết phiếm thần duy vật (panthéisme matérialiste) và "lý
tưởng nhân đạo của những cuộc hội họp theo kiểu Socrate của ông sẽ ảnh hưởng
đến hội Tam điểm tư biện vào năm 1717" theo (Albert Lantoine).

Trong số những tay hữu thần luận, dần hình thành "một phái mới những đầu óc
mạnh mẽ hay những người suy nghĩ tự do". Câu trích dẫn này là của Anthony
Collins (1676 - 1729) người nhân danh tư tưởng tự do, khước từ mọi thứ mặc
khải. Vấn đề là phải trung thành với lý trí chứ không phải trung thành với một tôn
giáo. Với Toland, Collins phát triển một học thuyết có lẽ nên gọi là "thuyết hữu
thần phê phán" (le déisme critique).

Giống Collins, Matthew Tindal (1656 - 1733) phổ cập học thuyết Spinoza tại Anh
quốc. Trong tác phẩm Kitô-giáo xưa như sáng tạo hay là Phúc âm coi như một sự
tái tạo của luật tự nhiên (1730), ông thiết định rằng tiêu chuẩn đích thực của một
mặc khải chỉ có thể là "tính phổ quát nâng nó lên trên những hạn chế về không
gian và thời gian". Luật lệ Cơ đốc giáo chỉ nên là một sự tái bản luật tự nhiên,
vốn trước tiên trao gửi đến tính đạo đức nơi con người. Ở đây câu chuyện không
còn là thuyết hữu thần phê phán mà là thuyết hữu thần đạo đức.

Samuel Clarke, bồi tế của Giám mục xứ Norwick phân loại những người hữu
thần luận thành bốn phạm trù:

· Những người tin vào hiện hữu của một Thượng đế sáng tạo nhưng phủ nhận tác
động của Ngài lên thế giới.

· Những người chấp nhận hiện hữu và tác động của Ngài nhưng cho rằng Thượng
đế chẳng thèm bận tâm đến nhân sự: chuyện thị phi thiện ác đối với nhân gian thì
con người cứ tự nhiên định liệu, chứ chẳng có nghĩa lý gì đối với Ngài.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.