khoan dung (1689); Hai khảo luận về chính quyền dân sự (1690), và nhất là cuốn
Tiểu luận về trí tuệ con người (1690). Còn phải kể thêm việc xuất bản vào năm
1693 quyển Vài ý nghĩ về giáo dục và vào năm 1695 quyển Tính hợp lý của Ky-
tô giáo như được đề xuất từ Kinh Thánh.
Triết học của John Locke có tầm nhắm trước tiên là một quan điểm thiên hẳn về
thực tiễn bởi vì chuyện quan trọng đối với ông không phải là tư biện (la
spéculation) là chủ nghĩa vụ hình thức (le formalisme) mà là hướng đi trong cuộc
đời, là sự tổ chức hợp lý cuộc sống xã hội, việc bảo vệ một tôn giáo hợp lý. Con
người sống trong "hoàng hôn của những điều cái nhiên" (L’homme vit dans un
crépuscule des probabilités), nhưng nếu nó sử dụng đúng đắn lý trí của mình - và
Thượng đế đã ban cho con người khá nhiều ánh sáng về điều đó - nó biết khá rõ
về bản thân, về thế giới, về thiên nhiên và về Đấng tối cao để đạt đến hạnh phúc.
TIỂU LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CON NGƯỜI
(Essai concernant l’entendement humain - Anh: An Essay Concerning Human
Understanding)
Ngay từ khi mới xuất bản, tác phẩm đã đạt thành công lớn và được in ra tới bốn
lần ngay trong sinh thời của tác giả, với những phụ lục và điều chỉnh quan trọng:
1690, 1694, 1695, 1700. Một ấn bản lần thứ năm xuất hiện năm 1706. Coste dịch
ra tiếng Pháp ấn bản lần thứ tư và lần xuất bản đầu tiên của bản dịch này xuất
hiện ở Amsterdam năm 1700. Chính ấn bản này mà Leibniz có trước mắt khi ông
viết Những tiểu luận mới về trí tuệ con người. Đây là cuộc điều tra về những nền
tảng, lãnh vực của tri thức, những mức độ chắc chắn của nó và y kỳ sự thực (ipso
facto), những giới hạn của nó. Bằng sự khám phá ra nguồn gốc những ý tưởng
của chúng ta, bằng sự thiết định bản chất và giá trị của tri thức, con người sẽ được
cứu thoát khỏi chủ nghĩa giáo điều khệnh khạng nó lẫn lộn sự tối tăm của ngôn
ngữ với sự uyên thâm của tư tưởng, khỏi chủ nghĩa hoài nghi điên rồ nó gây tâm
trí tuyệt vọng là người ta không biết được điều gì cả chỉ bởi vì người ta không
biết được tất cả. Quyển I của Tiểu luận là một bút chiến chống lại những ý tưởng
bẩm sinh (của những giáo sư theo Platon ở Cambridge, của Descartes). Tri thức
có nguồn gốc từ kinh nghiệm; cảm giác và phản tư nằm ở cỗi nguồn của mọi ý
tưởng của chúng ta. Đó là chủ nghĩa duy nghiệm của Locke được phát triển trong