TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 885

quyển II: tinh thần như một tờ giấy trắng, một tấm bảng trống (tabula rasa) không
có một chữ nào và không có bất kỳ ý tưởng nào. Quyển III thiết lập những mục
đích và những điều kiện của ngôn ngữ, quyển IV xét đến giá trị của tri thức.

Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy nghiệm

Kinh nghiệm được tra vấn - dầu là sự quan sát của trẻ con hay những quan sát mà
mỗi người có thể thực hiện trên chính mình chứng tỏ rằng chính từ kinh nghiệm
mà người ta rút ra mọi nguyên liệu cho những tri thức của mình. Không có gì
trong trí tuệ mà không có nguồn gốc và nền tảng trong những quan sát mà chúng
ta thực hiện trên những đối vật khả giác bên ngoài hoặc trên những hoạt động bên
trong của tâm hồn chúng ta. Cảm giác và suy tư phản tỉnh ở vào nguyên lý của
mọi ý tưởng chúng ta.

Một ý kiến được nhiều người coi là chắc chắn, đó là trong năng lực hiểu biết có
một số nguyên lý bẩm sinh; một số khái niệm cơ bản… được in vào trí khôn con
người, mà linh hồn nhận được từ giây phút hiện hữu đầu tiên của nó; và mang
vào đời với nó. Tôi sẽ có thể thuyết phục các độc giả không thành kiến về sự sai
lầm của giả thiết ấy, chỉ cần tôi chứng minh rằng… người ta có thể đạt tới mọi tri
thức họ có nhờ sử dụng các khả năng tự nhiên của họ mà không cần sự giúp đỡ
của các ấn tượng bẩm sinh nào; và có thể đạt sự chắc chắn mà không cần các khái
niệm hay nguyên tắc có sẵn như thế. Vì tôi cho rằng mọi người sẽ dễ dàng chấp
nhận rằng quả là không thích hợp khi giả thiết rằng các ý niệm về màu sắc là bẩm
sinh nơi một tạo vật mà Thượng đế đã ban cho thị giác, và một khả năng đón
nhận màu sắc nhờ mắt, từ các sự vật bên ngoài… Tôi dám đố bất cứ ai thử tưởng
tượng ra một mùi vị nào chưa từng bao giờ tác động vào vòm họng của họ; hay
hình dung ra một ý niệm nào về mùi mà họ chưa bao giờ ngửi; và nếu họ có thể
làm điều này, tôi cũng sẽ phải kết luận rằng một người mù cũng có ý niệm về
màu sắc, và người điếc cũng có những khái niệm rõ ràng về âm thanh.

Các giác quan trước tiên đưa các ý niệm cụ thể vào, giống như làm đầy căn
phòng còn trống rỗng; và khi trí khôn dần dần trở thành quen thuộc với chúng,
chúng được giữ lại trong trí nhớ, và có các tên được đặt cho chúng. Sau đó, trí
khôn tiến xa hơn, trừu tượng hoá chúng, và dần dần học cách dùng các tên gọi
tổng quát. Bằng cách này trí khôn chứa đầy các ý niệm và ngôn ngữ, là các vật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.