lấy được từ cùng một sự vật các ý niệm khác nhau; như một người thấy ngay lập
tức chuyển động và màu sắc; bàn tay cảm thấy sự mềm mại và ấm áp trong cùng
một miếng sáp ong; thế nhưng các ý niệm đơn giản được kết hợp như thế trong
cùng một vật, lại hoàn toàn phân biệt nhau như là các ý niệm đến từ các giác quan
khác nhau. Và không gì có thể rõ ràng hơn đối với một người cho bằng tri giác rõ
ràng và phân biệt họ có về những ý niệm đơn giản ấy; mỗi tri giác này có bản
chất không kết hợp, nó không chứa điều gì khác ngoài một biểu hiện bề ngoài
đồng nhất, hay khái niệm trong trí khôn, và không thể phân biệt thành các ý niệm
khác nhau.
Các ý niệm đơn giản này là các nguyên vật liệu của mọi tri thức của chúng ta,
chúng được gợi ý và đưa vào trong trí khôn nhờ hai cách nói trên, đó là cảm giác
và phản tỉnh. Một khi trí khôn đã chứa các ý niệm đơn giản này, nó có khả năng
lặp lại, so sánh,và kết hợp chúng, thậm chí thành một sự đa dạng vô hạn; và như
thế nó có thể tự do làm thành các ý niệm phức tạp mới. Nhưng cho dù là một trí
khôn sâu sắc nhất hay to lớn nhất, bén nhạy nhất với mọi dạng tư tưởng, cũng
không có khả năng sáng tạo hay hình thành một ý niệm đơn giản mới trong trí
khôn mà không do hai cách nói trên đưa vào; và cũng không sức mạnh nào của sự
hiểu biết có thể phá hủy các ý niệm đơn giản đã có trong đó.
Các ý niệm phức tạp
Cho tới đây chúng ta đã xét đến các ý niệm mà trí khôn chỉ tiếp nhận một cách
thụ động, là những ý niệm đơn giản nhận được từ cảm giác và phản tỉnh như đã
nói trên. Nhưng cũng như trí khôn hoàn toàn thụ động trong việc đón nhận các ý
niệm đơn giản ấy, nó cũng thực hiện các hành vi riêng của nó, nhờ đó các ý niệm
khác được hình thành từ các ý niệm đơn giản như là những vật liệu và cơ sở cho
các ý niệm khác. Các hành động của trí khôn thực hiện quyền năng đối với các ý
niệm đơn giản của nó chủ yếu là ba hành động này:
1. Phối hợp các ý niệm đơn giản thành một tập hợp, và bằng cách ấy mọi ý niệm
phức tạp được hình thành.
2. Đưa hai ý niệm đơn giản hay phức tạp vào chung với nhau nhưng không kết
hợp chúng, mà đặt chúng cạnh nhau, để có một cái nhìn chung và nhờ đó nhận ra