TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 894

nghe thấy hầu như sẵn sàng khơi dậy những ý tưởng nào đó như thể bản thân các
đối tượng, cái có khả năng tạo ra chúng, đã thực tế tác động lên các giác quan.
Điều đó hiển nhiên là hết sức rõ ràng trong mọi phẩm chất khả giác, và trong mọi
bản thể thường xuyên và quen thuộc xảy ra cho chúng ta.

§7. Từ ngữ thường được sử dụng mà không biểu nghĩa. Thứ hai, rằng dẫu sự biểu
nghĩa thích hợp và tức thời đó của từ ngữ là những ý tưởng trong trí của người
nói đó, song, bởi vì bằng cách sử dụng quen thuộc từ trong nôi của chúng ta, ta
trở nên am hiểu những âm thanh lưu loát nào đó một cách rất hoàn hảo, và có
chúng sẵn sàng trên miệng lưỡi của ta, và luôn thuận tiện trong trí nhớ của ta,
nhưng vẫn không luôn luôn cẩn trọng để thẩm tra hay sắp xếp những biểu nghĩa
của chúng một cách hoàn hảo; thường xảy ra chuyện là con người, ngay cả khi họ
sẽ áp dụng một sự cân nhắc chăm chú, vẫn thường đặt tư tưởng của họ trên từ
ngữ hơn là trên sự vật…

§8. Sự biểu hiện của chúng hoàn toàn tuỳ tiện. Từ ngữ, bởi việc sử dụng lâu dài
và quen thuộc, như đã được nói, trở nên khơi dậy trong con người những ý tưởng
nhất định một cách thường trực và sẵn sàng đến nỗi, họ dễ dàng giả định một sự
chắp nối tự nhiên giữa chúng. Nhưng họ lại biểu nghĩa chỉ những ý tưởng cá biệt
của con người, và bởi một sự áp đặt hoàn toàn tuỳ tiện, (nên) hiển nhiên, trong đó
họ thường thất bại để khơi dậy nơi những người khác (ngay cả có sử dụng cùng
một ngôn ngữ) cùng những ý tưởng ta dùng chúng làm những ký hiệu về: và mỗi
người (đều) còn có, một cách bất khả xâm phạm, quyền tự do để khiến cho những
từ ngữ đứng thay cho những ý tưởng nào mà anh ta thích, rằng không ai có đủ
quyền năng khiến cho những người khác có cùng những ý tưởng đó trong trí của
họ mà anh ta có, khi họ sử dụng cùng những từ ngữ mà anh ta sử dụng. Nhưng
dầu kết quả như thế nào, của bất kỳ cách sử dụng từ ngữ một cách khác biệt của
con người nào, hoặc từ ý nghĩa tổng quát của chúng hay từ cảm nhận đặc thù của
cá nhân người mà anh ta nhắm trao gửi chúng đến; điều này là nhất định, biểu
nghĩa của chúng, trong cách anh ta dùng chúng bị giới hạn vào những ý nghĩ của
anh ta, và chúng có thể là những ký hiệu của không là gì khác.

John LOCKE, Tiểu luận về trí tuệ con người, Quyển III, Chương II.

1. Chức năng xã hội của ngôn ngữ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.