TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 903

cùng nhau sống trong tiện nghi, an ninh và hoà bình, hưởng thụ trong sự an toàn
của cái mình có được và được bảo vệ tốt hơn chống lại những kẻ không chung
cộng đồng với mình. Điều đó con người có thể làm được, dầu họ đông hay ít, bởi
vì họ không xâm hại đến tự do của người khác, vì họ vẫn còn tự do như trong tình
trạng thiên nhiên. Khi những con người, với một số lượng nào đó quyết định hợp
thành một cộng đồng duy nhất, hay một chính quyền duy nhất, thì chính hành vi
này sẽ đưa đến hậu quả là lập tức liên kết họ với nhau và từ đó họ tạo thành một
cơ cấu chính trị duy nhất, trong đó đa số có quyền khiến phần còn lại hành động
và quyết định cho nó.

John LOCKE, Khảo luận thứ nhì về chính quyền dân sự, Chương III.

Về các mục đích của xã hội chính trị và chính quyền

Chính bởi vì tự do không ngừng bị đe doạ nơi nào mà luật lệ còn bị tranh cãi,
phản bác, cho nên con người đã rời bỏ cái đại cộng đồng tự nhiên và tạo nên
những xã hội dân sự. Trên nguyên tắc, con người có thể, một cách hợp lý, thích
tình trạng tự nhiên hơn xã hội dân sự hay chính trị. Trên thực tế, cần có nhiều
điều kiện cho cuộc chung sống hài hoà và lâu bền giữa những tự do: một pháp
luật hẳn hoi, rõ ràng đối với tất cả; một quan toà được mọi người nhìn nhận, vô tư
và có đủ thẩm quyền để xử lý những phân tranh, theo luật định; nhất là một
quyền lực đủ mạnh để buộc mọi người phải tôn trọng pháp luật.

Nếu con người trong tình trạng thiên nhiên được tự do thích chí đến thế, nếu anh
ta là người chủ tuyệt đối của bản thân mình và những tài sản của mình không
phải nhường chút gì cho những kẻ lớn hơn, nếu anh ta chẳng là thần dân của ai
cả, thì hà cớ gì anh ta lại phải sang nhượng để đương tự do của mình? Hà cớ gì
anh ta lại rời bỏ cái vương quốc ung dung tự tại của riêng mình để đi phục tùng
và chịu sự cương toả của kẻ khác? Câu trả lời là quá hiển nhiên: ngay cả nếu anh
ta có bao nhiêu quyền đến thế trong tình trạng tự nhiên, song anh ta lại hưởng
dụng những quyền đó một cách rất mong manh tạm bợ và thường xuyên bị phơi
bày trước nguy cơ giẫm đạp của kẻ khác. Ai ai cũng là vua, nào kém gì anh ta, ai
cũng đồng đẳng với anh ta và phần lớn con người anh ta chẳng chịu kính trọng
đúng mức sự công bình chính trực, điều này khiến cho việc hưởng thụ của cải mà
anh ta có trong tình trạng này quả là rất nguy hiểm và bất trắc. Điều đó thúc đẩy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.