P Vậy thì được. Bạn có sẵn lòng thừa nhận một ý kiến là đúng nếu xét kỹ bạn
thấy nó phù hợp với lương tri và trái ngược với thuyết hoài nghi không?
H Hoàn toàn sẵn lòng. Vì bạn đang gây tranh cãi về những điều hiển nhiên nhất
trong thiên nhiên, tôi sẵn lòng ngay lập tức nghe bạn nói…
P Bạn hãy cắt nghĩa cho tôi hiểu sự khác biệt giữa cái được tri giác trực tiếp và
một cảm giác.
H Theo tôi cảm giác là một hành vi của trí khôn tri giác; bên cạnh đó có điều gì
đó được tri giác; và điều này tôi gọi là đối tượng. Ví dụ, có màu đỏ và vàng ở hoa
uất kim hương ấy. Nhưng khi ấy hành vi tri giác các màu chỉ ở trong tôi mà thôi,
không ở trong hoa uất kim hương.
P Bạn nói về hoa uất kim hương nào? Có phải bông hoa bạn nhìn thấy không?
H Đúng bông hoa ấy.
P Và bạn thấy gì ngoài màu sắc, hình ảnh và trương độ?
H Không gì cả.
P Việc các màu thực sự có ở bông hoa uất kim hương mà tôi thấy là điều hiển
nhiên rồi. Tôi cũng không phủ nhận rằng hoa này có thể tồn tại độc lập với trí
khôn của anh hay của tôi; nhưng nếu nói rằng có một đối tượng trực tiếp nào của
các giác quan trong một bản thể không biết suy nghĩ, hay ở ngoài mọi trí khôn,
thì tự nó là một mâu thuẫn. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi làm thế nào đó là
hệ quả của những gì bạn vừa mới nói, đó là màu vàng và đỏ trên hoa uất kim
hương mà bạn thấy, bởi vì bạn không cho rằng bạn thấy cái bản thể không biết
suy nghĩ ấy.
H Philonous, tôi nhìn nhận rằng, qua sự quan sát thích đáng của tôi về những gì
xảy ra trong trí khôn tôi, tôi không thể khám phá ra điều gì khác ngoài việc tôi là
một hữu thể biết suy nghĩ, chịu ảnh hưởng của các cảm giác đa dạng; cũng không
thể quan niệm được làm sao cảm giác có thể có ở một thực thể không tri giác.
Nhưng ngược lại, khi tôi nhìn vào các sự vật khả giác với một góc nhìn khác,
xem xét chúng dưới nhiều hình thái và phẩm chất khác nhau, tôi thấy cần giả thiết