TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 942

Mọi người ai ai cũng sẵn sàng nhất trí rằng có một khác biệt rất lớn giữa các tri
giác của trí năng, khi một người cảm thấy đau vì nhiệt độ quá cao, hay cảm thấy
dễ chịu vì sức nóng vừa phải, và khi họ nhớ lại cảm giác này sau đó, hay mường
tượng trước cảm giác ấy. Các khả năng này có thể bắt chước hay sao chép các tri
giác của các giác quan; nhưng chúng không bao giờ có thể hoàn toàn đạt tới
cường độ và sự sinh động của tình cảm nguyên thuỷ. Chúng ta có thể nói tối đa
về chúng là chúng biểu thị đối tượng của chúng một cách sinh động đến nỗi
chúng ta gần như có thể nói là chúng ta cảm nhận hay thấy chúng. Nhưng, trừ khi
trí khôn bị rối loạn bởi bệnh tật hay điên khùng, các cảm giác ấy không bao giờ
có thể đạt tới cường độ sinh động cao nhất khiến cho không thể nào phân biệt nổi
các tri giác này. Mọi màu sắc của thi ca, cho dù rực rỡ thế nào, cũng không bao
giờ có thể vẽ được những vật tự nhiên để có thể diễn tả nó như là một phong cảnh
thật sự. Tư tưởng sinh động nhất vẫn thấp kém hơn cảm giác mờ nhạt nhất.

Chúng ta có thể chia tất cả các tri giác của trí năng thành ra hai loại, được phân
biệt dựa trên cường độ và mức sinh động hơn thường được gọi là những tư tưởng
hay ý niệm. Những loại kia muốn có một cái tên trong ngôn ngữ của ta và trong
hầu hết các ngôn ngữ khác; tôi nghĩ, vì nó không cần thiết cho bất kỳ thứ gì ngoài
những mục đích triết học để xếp chúng dưới cái tên chung hay danh xưng. Vì thế
chúng ta hãy dùng chút tự do ấy mà gọi chúng là những ấn tượng, với một nghĩa
nào đó khác với ý nghĩa thông thường. Rồi, qua từ ấn tượng, tôi có ý nói đến tất
cả những nhận thức sống động hơn của chúng ta - khi chúng ta nghe, nhìn, sờ,
yêu thương hay giận ghét, ước muốn hay mong muốn. Và những ấn tượng thì
khác hẳn với những ý niệm, vốn là những nhận thức kém sống động hơn mà
chúng ta biết đến chúng khi chúng ta suy đi nghĩ lại bất cứ thứ nào trong số
những cảm giác hay những chuyển động đã được nhắc đến trên đây.

Thoạt nhìn, không có gì có vẻ vô tận hơn tư tưởng của con người, không chỉ thoát
khỏi tất cả quyền lực và quyền bính của con người mà còn không bị hạn hẹp
trong những hạn chế của bản chất và thực tại. Để tạo thành những quái vật và nối
kết những hình dạng và diện mạo phi thường không đòi trí tưởng tượng nhiều khó
nhọc hơn tưởng tượng những vật tự nhiên quen thuộc. Và trong khi thân xác này
bị gắn liền với một hành tinh, trên đó nó bò lê đau đớn và khó nhọc, thì tư tưởng
lại có thể ngay tức thì mang chúng ta đi đến những miền xa xôi trong vũ trụ, vào
những khoảng không vô tận, ở nơi còn hỗn mang. Chúng ta còn có thể hình dung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.