TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 959

về triết học tự nhiên; người ấy sẽ không bao giờ khám phá ra rằng chúng sẽ dính
chặt vào nhau khiến cần phải có một lực lớn để tách chúng ra theo mặt thẳng,
trong khi chúng chỉ tạo một sức đẩy rất nhỏ ở mặt bên. Những sự kiện như thế
không có điều tương tự trong thiên nhiên, cũng dễ được nhìn nhận là chúng ta chỉ
biết nhờ kinh nghiệm; và cũng không ai hình dung được rằng sự nổ của thuốc
súng, hay sức hút của một nam châm, có thể được khám phá bởi những lý luận
tiên nghiệm (a priori). Tương tự như thế, khi giả thiết rằng một hậu quả tuỳ thuộc
một động cơ phức tạp hay cấu trúc bí mật của các bộ phận, chúng ta không thấy
khó khăn khi cho rằng mọi hiểu biết của chúng ta về chúng đều phát xuất từ kinh
nghiệm. Ai có thể khẳng định rằng mình có thể đưa ra lý do cuối cùng cho sự
kiện tại sao sữa hay bánh mì là chất dinh dưỡng riêng cho con người chứ không
phải cho sư tử hay cọp?

Nhưng cùng một sự thực như thế có vẻ không hiển nhiên khi nói đến các sự kiện
vốn đã trở nên quen thuộc với chúng ta từ khi mới sinh. Chúng ta có khuynh
hướng tưởng tượng rằng chúng ta có thể khám phá các hậu quả này chỉ nhờ hoạt
động của lý trí, mà không cần kinh nghiệm. Chúng ta tưởng tượng rằng, giả như
chúng ta đột nhiên xuất hiện ở thế giới này, chúng ta có thể biết ngay lập tức rằng
một quả bi-a (bi-da) sẽ truyền chuyển động sang một quả khác khi có một lực đẩy
vào nó; rằng chúng ta khôn cần phải chờ đợi sự kiện xảy ra để tuyên bố một cách
chắc chắn điều đó. Đó là ảnh hưởng của thói quen, khiến cho khi nó mạnh nhất,
nó không những che lấp sự dốt nát tự nhiên của chúng ta, mà còn tự che dấu
chính nó, và có vẻ như không có nó, chỉ vì nó được tìm thấy ở mức độ cao nhất.

Nhưng để thuyết phục chúng ta rằng mọi định luật của thiên nhiên, và mọi hoạt
động của các vật thể không có ngoại lệ, đều chỉ được biết bằng kinh nghiệm, có
lẽ những suy tư sau đây có thể là đủ. Giả như có một vật nào được đưa đến trước
mặt chúng ta, và chúng ta được yêu cầu nói về hậu quả của nó, cái gì sẽ xảy ra từ
nó, mà không dựa vào sự quan sát trong quá khứ; tôi xin bạn nói cho tôi, trí khôn
phải hoạt động theo cách nào? Nó phải bịa ra hay tưởng tượng ra một sự kiện nào
đó và coi sự kiện này là hậu quả của vật ấy; và rõ ràng sự bịa đặt này là hoàn toàn
không căn cứ. Trí khôn không bao giờ có thể tìm ra hậu quả của một nguyên nhân
được giả thiết, dù có xem xét kỹ lưỡng đến đâu. Vì hậu quả thì hoàn toàn khác
biệt với nguyên nhân, và do đó không bao giờ có thể được khám phá trong
nguyên nhân. Chuyển động trong quả bi-a thứ hai là một sự kiện hoàn toàn phân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.