TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 961

của chúng ta; và thậm chí tự mình tìm ra các khó khăn trước khi người khác nêu
thắc mắc cho chúng ta. Bằng cách này, chúng ta có thể tạo cho sự ngu dốt của
mình có một giá trị nào đó.

Trong phần này, tôi sẽ tự bằng lòng với một nhiệm vụ dễ dàng, và sẽ tuyên bố chỉ
đưa ra một câu trả lời phủ định cho câu hỏi đã được đề nghị. Vì vậy tôi nói rằng,
mặc dù sau khi đã kinh nghiệm các hoạt động của nguyên nhân và hậu quả, các
kết luận chúng ta rút ra từ kinh nghiệm đó không dựa trên suy luận, hay bất cứ
hoạt động nào của trí khôn. Câu trả lời này chúng ta phải vừa giải thích vừa bênh
vực.

Chắc chắn phải nhìn nhận rằng thiên nhiên đã giữ kín mọi điêu bí ẩn của nó đối
với chúng ta; nó chỉ cung cấp cho chúng ta tri thức về một ít phẩm chất nào đó
của các sự vật trong khi nó che dấu chúng ta các khả năng và nguyên lý chi phối
hoàn toàn các sự vật ấy. Các giác quan cho chúng ta biết về màu sắc, trọng lượng,
và sự đặc chắc của bánh mì; nhưng cả giác quan lẫn lý trí đều không bao giờ có
thể cho chúng ta thông tin về những phẩm chất làm cho bánh mì thích hợp để
nuôi dưỡng cơ thể con người. Thị giác và xúc giác cho chúng ta một ý niệm về
chuyển động hiện thực của các vật thể; nhưng về cái sức mạnh hay năng lực làm
cho một vật thể chuyển động mãi mãi trong một sự đổi chỗ không ngừng, và các
vật thể không bao giờ mất năng lượng mà chỉ chuyển nó sang một vật thể khác,
thì điều này chúng ta không thể có khái niệm nào, dù là mơ hồ nhất. Tuy nhiên,
bất chấp sự ngu dốt của chúng ta về các năng lực và nguyên lý tự nhiên, chúng ta
vẫn luôn luôn giả thiết rằng, khi chúng ta thấy các phẩm chất khả giác, chúng như
có những năng lực bí ẩn giả thiết các hệ quả theo sau, giống như những gì chúng
ta đã thấy trong kinh nghiệm. Mà đây chính là một quá trình của trí khôn hay tư
duy mà tôi rất muốn biết nền tảng của nó. Có thể nhìn nhận một cách chắc chắn
rằng chúng ta không biết gì về sự liên hệ giữa các phẩm chất khả giác và các năng
lực bí ẩn đó; do đó trí khôn không thể hình thành một kết luận như thế về sự liên
hệ thường xuyên giữa chúng, nhờ bất cứ diều gì mà nó biết về bản chất của
chúng. Về kinh nghiệm quá khứ, nó chỉ có thể cho chúng ta thông tin trực tiếp và
chắc chắn về các sự vật cụ thể đó và vào các thời điểm cụ thể đó mà thôi: nhưng
tại sao kinh nghiệm này được mở rộng cho các hoàn cảnh tương lai và cho các sự
vật khác thì có lẽ chỉ là do có sự tương tự bề ngoài mà thôi; đây là vấn đề chính
mà tôi muốn nhấn mạnh. Bánh mì tôi ăn trước đây nuôi dưỡng tôi; nghĩa là, một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.