Bác lao công Phenesca bước vào phòng giáo viên và đưa cho Constantin
Sergheevich một bức thư.
- Mẹ của Valia Belova đến đây, nhưng vội đi làm và không đợi được anh.
Bà ấy nhờ tôi đưa hộ tận tay anh.
Constantin Sergheevich bóc phong bì trên có đề “kính gửi thầy
Constantin Sergheevich và toàn thể các bạn lớp mười” mở tờ giấy ra anh
thở dài nhẹ nhõm. Anh đã chờ đợi sự thú lỗi này từ lâu rồi và sự kháng cự
lặng lẽ của Valia đã làm anh bắt đầu nghi ngờ: “Không hiểu mình làm như
vậy có đúng không, cho phép tập thể khai trừ em ấy?”. Anh thấy cô gái đã
biết lỗi của mình, biết sự cư xử của mình như vậy là không phải, những sự
bướng bỉnh và lòng tự ái không cho phép cô thú nhận điều đó. Sự việc kéo
dài khá lâu và điều đó có thể làm cho cô gái bực dọc. Giá như mà cô tìm
thấy sự đồng tình của người khác ngoài phạm vi nhà trường thì sự khai trừ
tạm thời cô ra khỏi tập thể không những không đóng vai trò tích cực mà
ngược lại còn tiêu cực trong cuộc đời cô gái.
Trong khi Constantin Sergheevich đọc thư, giờ học đã tan và giáo viên
quay về phòng nghỉ. Cô Marina Leopoldovna bước vào phòng.
- Đây này, chuyện Valia vậy là kết thúc, - Constantin Sergheevich quay
về phía chị nói. - Tôi biết chị có quan tâm đến việc này, - anh nói và chìa
cho chị một bức thư.
Marina Leopoldovna không hiểu là Constantin Sergheevich nói gì. Chị
ngơ ngác cầm lấy bức thư đi về phía cửa sổ và bắt đầu đọc.
Sau kỳ nghỉ đông quan hệ của chị và giáo viên chủ nhiệm lớp mười có
thay đổi. Cũng có thể do Constantin Sergheevich lúc nào cũng điềm đạm,
bình tĩnh và phục thiện trong quan hệ với mọi người, cũng có thể việc anh
trúng chân bí thư Đảng ủy chứng tỏ sự tin tưởng của tập thể giáo viên đối
với anh và chị hiểu ra rằng, anh ấy chả gây ra điều gì để chị có thể có ác
cảm với anh ấy cả.
Mà cũng có thể giải thích, bởi vì các em học sinh lớp mười đã tỏ ra lạnh
lùng với cô, vì cô đã ghen tức và xét nét đối với thầy Constantin
Sergheevich. Dù vì lý do gì đi chăng nữa thì cô Marina Leopoldovna cũng