(chủ yếu là trong thần học Kitô) là một thứ động lực cho niềm tin vào chính
nó. Chỉ có các mệnh đề tuyệt đối phi lý mới có sức hút như vậy (với những
người sùng đạo, hay mê tín - càng phi lý bao nhiêu mà vẫn càng tin, càng
cho thấy lòng mộ đạo mê tín cao vời!).
Sự hy sinh trí tuệ (sacrificium intellectus, thường được nhắc bằng tiếng Ý,
sacrifizio dell'intelletto) là một khái niệm gắn với sự sùng đạo Kitô, đặc biệt
là với dòng Jesuit. Đây là đòi hỏi thứ ba đối với những người theo dòng này.
Chúng ta đứng ngoài – dĩ nhiên gọi là mê tín, cuồng tín.
Freud nêu câu này để nhắc một chiến thuật tuyên truyền của tôn giáo (Kitô)
– nhờ đó lẩn tránh nhu cầu phải đem những lý do hữu lý cho niềm tin của
một người. In Civilization and Its Discontents, Freud quay lại với câu này
khi đặt câu hỏi về lời răn “nhà ngươi phải yêu những kẻ thù của nhà ngươi”
[48] Fiction
[49] [Tôi hy vọng rằng tôi không bất công với ông ta, nếu tôi lấy triết gia
thuộc loại “nếu như” như là đại diện cho một quan điểm vốn nó không xa lạ
gì với những nhà tư tưởng khác: “Chúng tôi bao gồm như những hư cấu
không chỉ đơn thuần những hoạt động lý thuyết vô tư, nhưng cả các công
trình xây dựng ý tưởng từ những trí não cao thượng nhất, với nó phần cao
quý nhất của nhân loại bám cứng vào, và với nó họ không cho phép họ bị
lấy đi mất. Cũng không phải đối tượng của chúng tôi là lấy của họ đi mất
như thế - bởi vì những hư cấu thực tiễn, chúng tôi để chúng nguyên, không
đụng đến; chúng chỉ héo hon đi như những sự thực lý thuyết xuông.” (Hans
Vaihinger, 1922, 68) – C.K. Ogden dịch, 1924, 48-49].
VI
Tôi nghĩ rằng chúng ta đã sửa soạn đầy đủ cho đường đi đến một câu trả lời
cho cả hai câu hỏi này. Nó sẽ được tìm thấy nếu chúng ta chuyển sự chú ý
của chúng ta sang nguồn gốc tâm lý của những ý tưởng tôn giáo.
Những ý tưởng tôn giáo này, chúng được đưa ra như những giáo lý, chúng
không phải là những kết tinh của kinh nghiệm, hoặc kết quả sau cùng của
suy nghĩ: chúng là những ảo tưởng, những đáp ứng cho những mong muốn