TƯƠNG LAI CỦA MỘT ẢO TƯỞNG - Trang 64

không-thực. Nhưng sai lầm nằm trong sự diễn dịch, nhận xét, thông hiểu của
chủ thể nhận thức.
“huyễn tưởng” một niềm tin sai lầm dai dẳng bất chấp những bằng chứng
mâu thuẫn mạnh mẽ, đặc biệt nếu là một triệu chứng của một tình trạng
bệnh tâm thần. Vậy huyễn tưởng là một-gì đó duy chỉ có trong trí não của
chủ thể nhận thức mà thôi, và hoàn toàn không thực, luôn luôn sai lầm
Theo gốc Latin chúng ta có: Illusion < Lat. ludere: to play - ảo tưởng-
Delusion < Lat. deludere: to play falsely – huyễn tưởng. Theo đó chúng ta
thấy mức độ sai lầm ở delusion cao hơn, gần như một bệnh thần kinh.
Trong đoạn trên Freud phân biệt:
Tên gọi
Sai lầm
Mong ước
Sai lầm
Luôn luôn sai
Không do mong ước
Ảo tưởng
Thường sai, nhưng có khi đúng
Tất cả do mong ước mà ra
Huyễn tưởng
Luôn luôn sai
Tất cả do mong ước mà ra
“sai lầm” theo Freud có nghĩa là “phản nghịch với thực tại” – không thực.
Ví dụ của Freud: Giả sử rằng có một cô gái thuộc tầng lớp trung lưu nuôi
dưỡng niềm tin rằng một ngày nào đó, một “hoàng tử” sẽ đến và cưới cô làm
vợ. Và giả sử chuyện khó xảy ra đã xảy ra: một hoàng tử đã đến thực và đã
cưới cô ấy. Niềm tin là một ảo tưởng mặc dù sau cùng xảy ra trong thực tế
rằng nó thành sự thật, nghĩa là, nó thuận hợp với thực tế. Nhưng nó vẫn là
“ảo tưởng” dù thành sự thật. Niềm tin là ảo tưởng bởi vì sự hình thành và
tồn tại của nó có nguồn gốc từ sự mong ước mãnh liệt của cô gái.
Trong chữ Tàu – Cùng một chữ “

幻” - vừa đọc là ảo và huyễn (ThiềuChửu)

- nghĩa phổ thông là:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.