trúc của xã hội tư bản.
- Gót của các nhà thần học (Augustine, Boethius, Anselm), hay triết học
(Descartes) – đã bị Freud phê bình:
“Những triết gia kéo căng ý nghĩa của những từ cho đến khi chúng giữ lại
chẳng còn có bất cứ điều gì mang nghĩa lý ban đầu của chúng. Họ đem cái
tên của “Gót” gán cho một số trừu tượng mơ hồ vốn họ đã tạo ra cho chính
họ; sau khi làm như vậy, họ có thể đứng trước tất cả thế giới như họ là
những người tin vào thần linh, như là những người tin vào Gót, và họ thậm
chí có thể tự hào khoe khoang rằng họ đã nhận ra một khái niệm cao hơn,
tinh khiết hơn về Gót, dù rằng Gót của họ bây giờ không là gì khác hơn là
một cái bóng hư ảo, không thực chất và không còn có nhân cách vĩ đại đáng
sợ của những học thuyết tôn giáo”
Diễn dịch ý của Freud – các nhà triết học và thần học dưới sức nặng của
truyền thống văn hoá, và sự gắn bó tình cảm, cộng lẫn niềm tin tôn giáo lâu
đời nên đã không thể nào bỏ được, hay không có can đảm công khai tuyên
bố không tin vào Gót, đã tạo ra Gót-khái niệm. Trước “sự đã rồi” đó, họ đã
tìm cách “gạn lọc” để giữ lại những gì có thể trông mong được chấp thuận.
Gạn lọc những gì cho là “tinh tuý” nhất, “siêu nghiệm” nhất – bằng cách
thay vì nói đến một nhân vật, một khuôn mặt; họ gắn các thuộc tính siêu
hình (“metaphysical attributes”) vào Gót, thường là: giản lược, phi thời, bất
biến và phi tình (simplicity, timelessness, immutability, and impassibility).
Nhưng vì Gót có thể nhìn nhận là, hay ít nhất đã là nhu cầu rồi sản phẩm của
đời sống nhân loại, là những gì trần tục nhất, đầy những ham muốn thế gian,
những gì hèn kém yếu đuối nhất của những tình cảm rất đỗi con người – nên
trên hành trình tinh luyện đó – gột rửa “quá” sạch, nên kết quả là đã đi đến
những gì trừu tượng nhất, mơ hồ nhất, sau khi bỏ mất hết thực chất, nên
“Gót khái niệm” không còn sức mạnh quyến rũ quần chúng nữa. Những gì
những nhà thần học rao giảng, luận bàn về Gót-khái-niệm đều tương tự cùng
một loại như những lời phát biểu nhất thời của những người làm nghề MC
giúp vui trong các tiệc tùng, đình đám, nhạc hội...
Với những người đã sẵn nghe chờ vui, hay sẵn tin, chờ thêm ý; nên khi họ
nghe từng câu cũng có khi gặp dăm điều thú vị, hoặc dường như có chạm