TƯƠNG LAI CỦA MỘT ẢO TƯỞNG - Trang 69

Thế nên, Gót ‘khái niệm” của các triết gia, thí dụ Descartes, Kant, hay gần
đây Paul Tillich, chẳng hạn, như một bông hoa ép khô – thường gặp nằm bất
động, vô hồn giữa những trang sách - ở những cô cậu học trò thời mới lớn,
tưởng biết yêu – dù vẫn là hoa nhưng đã mất hết hương, không còn nguyên
sắc. Người ta giữ một đóa hoa khô, vì lịch sử của nó, hay ít nhất vì trước đó
nó đã là một đoa hoa tươi đầy hương sắc, sống động.
Và trong ý hướng đương bàn ở đây, theo Freud – người ta có bàn về khái
niệm Gót, vì trước đó – trong quá trình hình thành của lịch sử tôn giáo của
con người – đã có một Gót mang hình người - một “người cha” đáng kính,
“ông bố” đáng sợ, có từ sự phóng chiếu những khao khát, cầu mong – Cho
đến nay và mãi mãi, Gót vẫn là chỗ hướng đến nào đó - để người ta có thể
tin rằng từ cái nguồn đó, ơn có thể ban, phúc có thể phát, tội lỗi có thể xoá,
đời sau tương lai có thể định đoạt... một khái niệm mà thôi – nó không thể
nghe lời cầu nguyện, không thể ban ơn, không thể xóa tội, không thể hứa
hẹn, không thể cứu rỗi, …
Dù là một “ảnh tượng” của những người quì giữ chợ – một “chân dung” treo
trên tường thánh đường cao – hay một “ý tưởng” hay “khái niệm” trong não
thức nhà triết học, dù hình dạng thay đổi – cho đến muôn mặt - những trước
sau vẫn là nguồn đem lại an ủi, lắng nghe cầu nguyện thầm kín, cá nhân,
riêng tư nhất, nên vẫn là một “nhân vật”. Đó là yếu tính của đạo Kitô –
Freud đã chỉ ra hai đặc tính vốn nó duy nhất có: quan hệ “cha-con” trong
“Gót-tín đồ” – với tình cảm “yêu nhưng sợ” của nó. Người ta thường quì
xuống, ngước nhìn lên, lòng kính cẩn, sợ hãi.
“Gót người cha” có trước, rồi “Gót ý niệm” thuần khiết mới đến về sau;
không phải ngược lại. Quá trình tạo ra Gót như thế là quá trình thăng hoá,
không phải quá trình tục hoá. Thế nên, trong tôn giáo Kitô, ở quê hương của
nó là phương Tây, đang có những vận động thay đổi. Nhìn theo những người
theo thuyết tiến hoá về văn hoá - Gót là một “meme” – vẫn đang tiến hoá –
chưa biết hình dạng sẽ ra sao. Nhưng với Freud ở đây, quá khứ - “ông bố” –
“Gót-NgườiCha” mãi mãi vẫn còn đó, nếu chúng ta đi ngược về quá khứ
tâm lý nhân loại – thấy chứng tích của nó cho thấy một thời kiến thức ấu trĩ,
tâm lý thơ dại của của con người lịch sử mông muội

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.