– và như thế rất nhiều câu hỏi đặt ra, với những ai vẫn không bỏ được khái
niệm đó – nó có giá trị đến đâu? – có nên giữ nữa hay không - giữ lấy nó với
giá nào? – và cho chúng ta, những người không có quá khứ văn hoá vốn bị
nó ám ảnh đè nặng dày đặc cho đến ngộp thở như thế, trong một xã hội, nó
chỉ mới được nhập cảng vốn đã không hề có chọn lựa tự do, hay bình đẳng
về trí thức; nhưng chỉ tuyên truyền áp đặt một chiều với đủ mọi sức mạnh
chính trị, kinh tế, và vốn nó vẫn còn là một thiểu số dù ồn ào đe doạ xã hội.
Những câu hỏi cấp thiết – nó có đáng giữ hay không cho những người đã ở
trong, và cho mọi người trong ngoài – nó có đáng lưu truyền quảng bá nữa
hay không?
Hai khái niệm – Gót tạo ra vũ trụ từ hư không “ex nihilo”, nghĩa là Gót đứng
ngoài thời gian, không gian, Gót không thuộc vũ trụ này - và trong tín
ngưỡng (như Kitô), Gót có tương quan “cha-con” với tín đồ - thậm chí Gót
còn cho “con” mình xuống trần chẳng hạn,...Những khái niệm này hoàn toàn
không có, và tuyệt đối xa lạ với các khái niệm vẫn đã gắn sẵn với Trời,
Thượng đế, Chúa,... có từ trước, trong văn hoá, tư tưởng Việt, nên “Gót” là
Gót – tôi không dịch được, vì cho công bằng, không có từ Việt tương đương
nào
– Trời của người Việt - gần với quan niệm Pantheism chung của nhân loại –
Thượng đế, hay Chúa trời – nôm na thường hiểu và đúng thực như thế - là
một ông vua trị vì trên thiên đình, là một vị chúa tối thương trên cao, ... Vậy
các từ này – vua trên trời cao, chúa trên trời - tương đương với ông vua, vị
chúa dưới trần gian - nhưng chúng không mang những ý niệm kể trên - nhất
là hai ý niệm hết sức đặc biệt – tạo thiên lập địa nhưng đứng ngoài thiên địa
“ex nihilo” – và quan hệ chặt chẽ, cụ thể “cha-con” với con người.
Mượn Freud, chúng ta có thể nói “thượng đế” là sự phóng chiếu của một
ông vua từ trần gian lên trời cao. Như thế, thượng đế với con người, cũng
như vua với dân chúng, có tương quan khá xa, và ai có việc nấy, phép nước
vua giữ, luật trời, trời lo, còn con người, những người Việt sau luỹ tre xanh
của họ, có một “tiểu triều đình” với các ông lý ông xã lo việc làng, nên họ
theo lệ làng. Trời của họ có lẽ gần với loài vật, nghĩa là với thiên nhiên
(pantheism) - hơn với con người.