trẻ em, và không giữ lại một kiến thức với chúng về tình trạng chân thực của
công việc tương xứng với mức độ trí tuệ của chúng [19].
Lê Dọn Bàn tạm dịch
[1] Từ Welt: thế giới + Anschauung; quan điểm: Nhân sinh và vũ trụ quan.
Một cái nhìn toàn bộ hay một triết lý của một cá nhân về đời sống và vũ trụ
của con người.
[2] [Xem một vài nhận xét ở cuối chương II của Inhibitions, Symptoms and
Anxiety (1926d), Standard Ed., 20, 95-6 ]
[3] Đây là một mẫu thuẫn trong đạo Kitô – một mặt khuyến thiện, nhưng
một mặt khác cũng “tha thứ” với những “ăn năn, thú tội, xưng tội, rửa tội,
cứu chuộc, ban ân sủng,..” Chúng có giá trị thực tiễn là tăng hay giữ tín đồ,
nhưng bản chất là “hòa hoãn” với tội lỗi, lùi bước trước dục vọng, “nhân
nhượng” với bản năng con người. Như thế, không đóng góp gì với sự kiểm
soát đạo đức, giáo dục luân lý nhưng thực ra còn có thể xem là a tòng đồng
lõa.
Sau nữa, lý thuyết về sự “chịu tội thay” như sự hy sinh của Christ là một phi
luân – không ai có thể “chịu tội” thay cho ai được. Nó chỉ có ý nghĩa là chịu
hình phạt thay cho một ai đó, nếu có hình phạt, nhưng không thể nhận trách
nhiệm tội lỗi của người phạm tội được. Đó là phi luân, vô đạo.
Nếu A giết người, hay hiếp dâm, chẳng hạn; không gì có thể làm A tránh
khỏi trách nhiệm trước tội ác đó.
[4] [Bản chất của nhạy cảm với văn hóa” đã được Freud bàn luận trong phần
thứ nhất của bài viết của ông về “War and Death” (1915b), Standard Ed., 14
và một thuật ngữ tương tự “sự sẵn sàng với văn hóa” xuất hiện trong chương
VIII của tập Outline of Psycho-Analysis (1940a) [1938]), ibid., 23, 201.]
[5] [Một thành phố nhỏ ở Tennessee, tại đấy, năm 1925, một thày giáo môn
khoa học bị truy tố ra tòa vì đã vi phạm luật của tiểu bang khi dạy – theo
thuyết Darwinism - rằng “con người phát gốc từ những động vật thấp hơn”.]
[6] [ Thế kỷ VIII, Devonshire-born, “Apostle of Germany”]
[7] Thí dụ, 10 điều răn của Moses, lãnh tụ dân Do thái – nói là từ tay Gót
trao cho ông.