[8] [ Cf. bài luận văn thứ IV trong Totem and Taboo (1912-13).]
[9] totemism
[10] neuroses: xáo động thần kinh: một bệnh não thức (mental illness) tương
đối nhẹ, không có nguyên nhân hữu cơ, gồm những triệu chứng căng thẳng:
quá sức ngã lòng, chán nản, luôn lo lắng bất an, ứng xử thái quá mức
thường, ám ảnh về bệnh tật (depression, anxiety, obsessive behavior,
hypochondria), người bệnh vẫn không mất ý thức về thực tại ngoại giới.
Trường hợp nặng hơn, mất ý thức về thực tại là psychosis (loạn thần kinh).
[11] [Freud trở lại với vấn đề này ở cuối của Civilization and its discontents
(1930a). p. 44 dưới đây, trong bài cuối của New Introductory Lectures
(1933a) vad trong phần I của chương III của Moses and Monotheism
(1939a).]
[12] the universal obsessional neurosis.
[13] Theo Freud những khát khao tính dục (sexual desires) là động lực chủ
yếu thúc đẩy đời sống con người. Oedipus Complex – đã thường được quen
gọi là “mặc cảm Oedipus” đến từ giả thuyết chính yếu của ông về đời sống
tâm lý. Vắn tắt, giả thuyết cho rằng trong giai đoạn thành hình của đời sống
tâm-lý-tính-dục (psychosexual) của con người, - bắt đầu ở tuổi thơ ấu,
khoảng từ hai đến sáu – lúc ấy đứa trẻ chuyển đối tượng yêu thương từ vú
mẹ (the oral phase) sang chính người mẹ, đồng thời nảy sinh tình cảm thèm
muốn mẹ và thầm mong giết chết cha. Như thế, nội tâm đứa trẻ phát triển
hai xúc cảm ràng buộc với cha mẹ của nó, đó là thương yêu gắn bó với
người cha hay mẹ khác phái tính, và gắn bó ác cảm với cha hay mẹ cùng
phái tính, đứa trẻ xem như đối thủ tình cảm của nó.
“Mặc cảm” dùng để chỉ tất cả những yếu tố của một tình huống tâm lý hết
sức phức tạp khó hiểu trong những liên hệ ràng buộc tâm lý giữa ba người –
cha-mẹ-con – bao gồm mọi động cơ và biểu hiện của tất cả nhận thức, xúc
động và thái độ của đứa trẻ trong liên hệ tay ba này. Mặc cảm Oedipus còn
bao gồm sau đó những đê đập tinh thần được thiết lập để ngăn đỡ, chống cự,
đè nén những tình cảm này. Freud đã gọi mặc cảm này là “cốt lõi của những
triệu chứng xáo động thần kinh” (the nucleus of the neuroses) và xa hơn thế,
trí não con người vận hành trên cấu trúc trung tâm này.