Để làm gì với họ là ảo vọng về những mẫu đất rộng bạt ngàn trên mặt trăng,
mùa gặt của chúng chưa ai từng đã thấy?
Là những người chân thực giữ những mảnh đất nhỏ trên mặt đất này, họ sẽ
biết làm thế nào để xới trồng mảnh đất của họ trong một cách mà nó nuôi
sống họ. Bằng cách thu hồi những mong đợi của họ khỏi thế giới bên kia, và
tập trung tất cả những nguồn năng lượng được giải phóng của họ vào đời
sống của họ trên trần gian, họ rồi có thể sẽ thành công trong việc đạt được
một tình trạng của những sự việc, trong đó đời sống sẽ trở thành chấp nhận
được cho tất cả mọi người, và văn minh thôi không còn áp bức bất cứ ai nữa.
Sau đó, với một trong những người bạn vô thần của chúng ta, họ sẽ có thể
nói với không hối tiếc:
Chúng ta hãy bỏ lại thiên đường,
Cho những thiên thần và những con chim sẻ. [6]
Lê Dọn Bàn tạm dịch
Chú thích:
[1] Freud muốn nói – trong văn minh phương Tây, người ta vẫn giả định cơ
sở là con người phải có một tôn giáo, xem đó là nền tảng của đạo đức cá
nhân và xã hội, nếu con người trong văn minh đó trở nên vô thần; e rằng văn
minh đó không đứng vững, vì luân lý xã hội sụp đổ.
Thâm nhiễm truyền thống Kitô hai nghìn năm qua, trong ngôn từ thông
thường bình dân – Anh Mỹ chẳng hạn – một con người “tin sợ Gót” có
nghĩa là một người có đạo đức nào đó, hay thêm nữa “năng đi nhà thờ”, như
một bình phẩm nói về một người bình thường, ít nhiều đáng tin, đứng đắn,
và mỗi khi thề hứa một điều gì nghiêm trọng, họ vẫn có thông tục đặt tay lên
quyển kinh Thánh.
Từ hai thế kỷ qua, số lượng những người vô thần được biết càng tăng, nhà
thờ thưa vắng, nhưng đối với quan điểm “vô thần”, những người phương
Tây bình dân vẫn thường vẫn nêu các trường hợp phổ biến như Adolf Hitler
Nazi với Holocaust, Xô viết Nga với Stalin cùng những thanh trừng, khủng
bố đẫm máu,… như cảnh cáo về hiểm họa của ‘vô thần”, xem đó là những
liều thuốc “độc” của hiện tượng phi tôn giáo!