TƯƠNG LAI CỦA MỘT ẢO TƯỞNG - Trang 95

ở phương tây, từ thánh chiến ở Trung Đông với những người thờ cùng Gót
nhưng khác tên gọi , đến chiến tranh diệt chủng, diệt văn hóa với những dân
tộc bản địa châu Mỹ, rồi chiến tranh thời Phục hưng giữa những người cùng
tín ngưỡng (Catô và Tinlành), …
Trong khi đó, ở phương Đông với những tôn giáo – hay đúng hơn những tín
ngưỡng vô thần – đã có một nền luân lý rất cao, đạo đức xã hội vững mạnh.
Ít nhất trong rất nhiều phương diện, không có những chiến tranh diệt chủng,
diệt văn hóa vì tôn giáo, không có chiến tranh tôn giáo loại như thánh chiến,
cũng không có nạn buôn nô lệ, và sự đàn áp đè nén phụ nữ như ở phương
Tây, và nhất là không có ai bị đốt sống vì tội bất đồng tôn giáo, tín ngưỡng.
[2] [Moebius đã dùng từ này (1903). Cf. Bản văn trước đây của Freud về
đạo đưucs tình dục “văn minh” (1908d), Standard Ed., 9]
[3] Theo bản tiếng Pháp (l’inhibition mentale “loyaliste” envers les parents
et les educateurs) – trong bản tiếng Anh giải thích là trung thành với nhà
vua, tôi nghĩ là không đúng.
[4] Marx đã – nổi tiếng – gọi tôn giáo là “opium of the people”:
“Tôn giáo, thực vậy, là sự tự ý thức và tự đánh giá của con người, con người
ấy hoặc chưa thắng đạt đến chính mình, hoặc đã lại đánh mất chính mình lần
nữa. Nhưng con người không là kẻ trừu tượng ngồi xổm thảnh thơi ngoài thế
giới. Người là thế giới của con người – nhà nước, xã hội. Nhà nước này và
xã hội này tạo ra tôn giáo, vốn nó là một ý thức ngược đầu của thế giới, bởi
vì nó là một thế giới lộn ngược.
Tôn giáo là lý thuyết tổng quát của thế giới này, là bách khoa toàn thư tóm
lược của nó, là logic của nó trong hình thức phổ thông, là điểm bảo vệ danh
dự tinh thần của nó, là nhiệt tâm của nó, là cấm cản đạo đức của nó, là
nghiêm trọng tán thưởng của nó, và là cơ sở phổ quát của nó cho an ủi và
biện chính. Nó là sự thể hiện tuyệt vời của yếu tính con người bởi vì yếu
tính con người đã chưa thu tập được bất kỳ thực tại chân thực nào. Cuộc đấu
tranh chống lại tôn giáo, do đó gián tiếp là đấu tranh chống lại cái thế giới
vốn tôn giáo là tinh thần tỏa dậy mùi hương của nó. Thống khổ tôn giáo, là
một và đồng thời, là diễn tả của thống khổ thực sự, và phản đối chống lại
thống khổ thực sự.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.