Tôi bảo: “Một niệm sân tâm nổi, mở ra tám vạn chướng môn (ý nói
phiền não chướng). Chướng môn đã mở thì nghiệp lại chẳng sanh khởi hay
sao? Phần lớn những học nhân hiện thời, một mặt niệm Phật, một mặt tạo
nghiệt, khác nào tay phải quét dọn, tay trái vẩy bụi. Hãy thử tự vấn mình
siêng năng, lười nhác thế nào; nếu chẳng tự dối mình thì ắt sẽ câm lặng, hết
còn cười được nữa! Bởi thế, người chắc thật, già dặn niệm Phật thì không
một ai là chẳng kinh sợ nhân duyên. Nhân duyên bất tịnh, lại chẳng già dặn,
chắc thật thì đối với Hạnh và Giải, có được thứ gì không? Cầu được vãng
sanh kiểu đó chỉ là chuyện mơ tưởng, cầu may mà thôi”.
* CHẲNG HIỂU GIÁO TƯỚNG THÌ KHÓ THỂ BÀN CHUYỆN CÓ -
KHÔNG
Nhà Phật nói Không, nói Có, giống như bàn tay và nắm tay, vốn chỉ là
một sự. Kinh dạy: “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”. Truy đến cội
nguồn, giáo thuyết này phát xuất từ Bát Nhã. Pháp môn này từ lúc Phật đản
sanh mãi cho đến thời thuyết giáo thứ tư, Phật mới phu diễn; bởi lẽ giáo
thuyết này chẳng dành cho kẻ sơ cơ, phải hiểu rõ như thế. Người không
khéo học cứ khăng khăng chấp chặt một bề đến nỗi đường rộng thênh thang,
nhưng vẫn đi lạc. Rườm lời loạn xị, càng tăng tranh cãi, lợi sanh ở chỗ nào?
Hữu là Diệu Hữu, tức là luận về Tướng. Không là Chân Không, tức là
bàn về Thể. Do Thể là Không nên Hữu bất biến. Do Tướng là Có nên Hữu
tùy duyên. Nhưng thực ra Tướng lại nương vào Thể mà khởi, Thể cũng nhờ
vào Tướng để hiển lộ. Chẳng phải Quyền, chẳng phải Thật, là hai, là một.
Nếu hiểu trọn vẹn, lãnh hội được ý chỉ viên tu ấy thì chắc chắn sẽ chẳng tự
mình mâu thuẫn, bảo là có hai con đường nữa!
Nay người tin vào Tịnh Ðộ là tin vào những thứ trang nghiêm được
nói trong ba kinh Tịnh Ðộ. Ðấy là nói về Tướng, hoàn toàn chẳng phải là
chuyện ngụ ngôn của Trang Tử. Kẻ ngờ Tịnh Ðộ, chỉ nói là “duy tâm tự
tánh”, đấy là nói về Thể, nào phải là xem thường tam thân của Như Lai. Nếu
phỉ báng lẫn nhau thì khác gì gần lửa toan không chịu nóng, gần nước toan