TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ĐỘ TUYỂN TẬP - Trang 20

thông vướng mắc khiến cho trí huệ phát sanh). Tông này được thành lập từ
khi hai vị Pháp Sư Chân Ðế đời Trần và Huyền Trang đời Ðường dịch luận
này ra tiếng Hán.

3. Thiền Tông (còn gọi là Tâm Tông)

Thiền là gọi tắt của chữ Thiền-na, dịch nghĩa là Tịnh Lự. Tông này do tổ

sư Ðạt Ma vào đời Lương từ Tây Trúc qua Tàu lập ra, chủ trương “chẳng lập
văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”. Ðại khái là đã ngộ rồi
mới khởi tu. Tuy nói là “chẳng lập văn tự” nhưng lại là tông có nhiều sách
vở nghiên cứu về Bát Nhã nhất.

4. Luật Tông (còn gọi là Nam Sơn Tông)

Tông phái này dùng phương pháp y theo những cấm chế của Phật để tịnh

trừ những ác nghiệp nơi thân, khẩu, ý. Sáng tổ là ngài luật sư Nam Sơn Ðạo
Tuyên đời Ðường, lấy luật Tứ Phần làm kinh điển chủ yếu.

5. Thiên Thai Tông (còn gọi là Pháp Hoa Tông)

Ðời Tùy, đại sư Trí Giả ở núi Thiên Thai lấy kinh Pháp Hoa làm kinh

điển căn bản, sáng lập ra tông này. Ngài phát minh diệu lý “nhất tâm tam
quán”. Ðối với học thuyết phán giáo giải nghĩa, Ngài đã hệ thống hóa rất
tinh xác. Các tông mỗi khi diễn giảng giáo nghĩa, đa phần dựa theo phương
thức phán giáo của Ngài.

6. Hiền Thủ Tông (còn gọi là Hoa Nghiêm Tông)

Hòa Thượng Ðỗ Thuận đời Ðường lấy kinh Hoa Nghiêm làm kinh điển

căn bản, sáng lập ra tông này. Ðến đời tổ thứ ba là đại sư Hiền Thủ lại gia
công chỉnh lý khiến cho giáo nghĩa minh xác, tinh vi phi thường. Ngài phát
minh giáo thuyết “nhất chân pháp giới”; đây chính là giáo nghĩa uyên áo
nhất của tông này.

7. Từ Ân Tông (còn gọi là Pháp Tướng Tông, cận đại gọi là Duy

Thức Tông)

Kinh điển chủ yếu để y cứ của tông này là các kinh Lăng Già, Giải Thâm

Mật v.v... và Thành Duy Thức Luận, chủ trương “chuyển Thức thành Trí”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.