TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ĐỘ TUYỂN TẬP - Trang 19

không chịu bị ướt, sao còn có nghĩa “Sắc tức Không”, sao còn có nghĩa Bất
Biến Tùy Duyên được nữa?
Phàm những ai nghiên cứu Tịnh Ðộ đôi chút đều biết Tịnh Ðộ có bốn
phần: cõi Thật Báo là nói về Tướng, cõi Tịch Quang chẳng phải là luận về
Thể hay sao? Lấy Thể bỏ Tướng thì cố nhiên Lý chẳng viên dung mà Sự
cũng chẳng chân thật vậy. Nếu như đối với Tây phương đã chỉ chấp nhận
duy tâm tự tánh làm Thể, chẳng chấp nhận các tướng Cực Lạc, Di Ðà, ba
chỗ trang nghiêm thì lẽ ra đối với Ðông Ðộ cũng chỉ nên chấp nhận “duy
tâm tự tánh” là thể, chẳng chấp nhận có tướng Sa Bà, Thích Ca, tám khổ,
tam đồ chứ!

Nếu như đã chấp nhận các tướng cõi Sa Bà là có thì cũng phải chấp

nhận các tướng của cõi Cực Lạc chẳng phải là không. Có vậy thì Sự và Lý
mới chẳng mâu thuẫn. Nếu không thì có khác gì nói người bên Tây Phương
tay chỉ có nắm tay, người Ðông Ðộ tay chỉ có bàn tay cơ chứ? Hoặc cũng
giống như nói: Tôi chỉ chấp nhận những gì trong tâm, chẳng chấp nhận
những gì ở ngoài tâm. Thử nghĩ xem: Có pháp nào ở ngoài tâm, ngoài tâm là
chỗ nào vậy?

* TÔNG PHÁI

Phật giáo chia thành các tông phái là vì các học giả Trung Quốc thấy
Phật pháp nhiều như biển cả, muốn cho dễ tu tập nên mỗi vị chọn lấy một
đường hòng cầu chuyên tinh, chứ nào phải là tạo dựng môn hộ để cho điều
này là đúng, chê điều kia là sai! Các tông lập danh dựa theo nơi chốn, tên
người, hoặc pháp môn sai khác. Dưới đây tuy liệt kê danh mục mười tông,
nhưng trên thực tế, có vài tông được rất ít người nghiên cứu.

1. Thành Thật Tông (còn gọi là Không Tông)

Pháp Sư Ha Lê Bạt Ma soạn luận Thành Thật rất giống với giáo nghĩa

Ðại Thừa. Ðại khái là “thành lập ý nghĩa chân thực của kinh điển”. Vào thời
đại Diêu Tần, khi bộ luận này được đại sư Cưu Ma La Thập dịch ra thì tông
này mới được sáng lập.

2. Câu Xá Tông (còn gọi là Hữu Tông)

Chữ Câu-xá (Kosa) được dịch là Tàng (chứa đựng) hoặc Kiển (kén tằm),

ngụ ý “bao hàm”. Ở Ấn Ðộ, các bộ luận Tiểu Thừa rất nhiều, sau được kết
tập thành Ðại Tỳ Bà Sa Luận. Bồ Tát Thế Thân dựa theo luận này chiết
trung, soạn thành luận Câu Xá, dịch nghĩa là “giải thích phát trí” (cởi mở, đả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.