tự nhiên chí tâm. Bởi thế bảo:“Tội diệt, tâm mất thảy đều không, thế mới gọi
là chân sám hối”. Niệm Phật như thế thì đạt được chí tâm, diệt được trọng
tội, dù bom nguyên tử có rơi xuống cũng chẳng ngại gì. Kệ rằng:
Tâm nhất phân minh đoạn hoặc thì,
Vãng sanh chứng quả thượng hà nghi,
Tuy nhiên thường thuyết hoặc nan đoạn,
Sám hối huyền môn tích bất tri.
(Tâm đã phân minh đoạn hoặc rồi,
Vãng sanh chứng quả há nào sai,
Tuy thường hay bảo Hoặc khó đoạn,
Sám hối huyền môn tiếc chẳng hay)
Nếu niệm đến Nhất Tâm Bất Loạn thì chính là lúc đoạn Hoặc. Như vậy
ắt được vãng sanh, vãng sanh rồi ắt mau chứng Phật quả. Lý thật phân minh,
còn nghi ngờ gì nữa? Tuy nói là đoạn Hoặc rất khó, đoạn một phẩm Kiến Tư
Hoặc như cắt đứt dòng sông chảy mạnh rộng đến bốn mươi dặm, nhưng vẫn
có pháp môn mầu nhiệm chính là sám hối hồi hướng. Ðấy chính là huyền
môn. Tiếc rằng người đời chẳng biết. Niệm Phật mà biết phối hợp với pháp
môn này thì sẽ thành tựu dễ dàng!
---o0o---
II. Khai Thị Tại Phật Thất Chùa Linh Sơn Năm Giáp Giần
(đệ tử Hà Mỹ Tuyết kính ghi)
1. Khai Thị Lần Thứ Nhất
Thưa các vị lão sư, các vị đồng tu,
Từ khi Linh Sơn tự có Phật thất đến nay đã là hai mươi lăm năm, có thể
duy trì lâu dài liên tục, chẳng gián đoạn như thế thật chẳng phải là chuyện
dễ. Phật thất mỗi năm, học nhân (lời cụ Lý Bỉnh Nam tự xưng) đều đến tham
gia, chẳng dám bảo là khai thị, mà chỉ là đem phương pháp niệm Phật và yếu
nghĩa của nó sách tấn, khuyên lơn các vị mà thôi.
Trong hai mươi lăm năm, những điều cần nói đã nói qua cả rồi. Gần đây
học nhân bận rộn lắm việc, trong thời gian tổ chức Phật thất, chỉ có thể đến
hai lần. Những điều nói ra đều là những câu lấy trong kinh, hoặc từ ngữ lục
của chư Tổ Sư. Học nhân vô học vô đức, ngoài những lời kinh, lời Tổ dạy
thì không còn gì để nói, những điều muốn nói cũng phát xuất từ khuôn phép