pháp môn khác cũng không thể thành tựu được. Nếu bỏ pháp môn này
mà quý vị có thể thành tựu được thì tôi chính là kẻ đại vọng ngữ, sẽ đọa
địa ngục.
Tu chính là vì tâm tánh của chúng ta bị vô minh ngăn che. Vô minh
chẳng dễ nhận biết. Nói cách khác, vô minh chính là những hành vi giết,
trộm, dâm, tham, sân, si v.v... hằng ngày của chúng ta. Tu chính là trừ
khử những vô minh ấy, chẳng tạo nghiệp giết, trộm, dâm, chẳng khởi
tham, sân, si, khiến cho bổn tánh tỏ lộ quang minh, đó tức là Tu.
Nhưng ai có thể biết được đạo lý này? Ai chịu thực hành? Mọi người
vừa niệm Phật vừa nhiễm vô minh thì làm sao minh tâm kiến tánh cho
được? Vì thế phải dùng trợ lực để tiêu trừ giết, trộm, dâm, tham, sân, si.
Trợ tu như thế nào? Tuy chẳng hiểu rõ Phật lý, nhưng cốt sao có thể phân
biệt thiện ác, hiểu rõ hai câu sau đây là được: Hễ là điều gì bại hoại thì
đừng làm, đó chính là “chư ác mạc tác”. Nhẫn chưa được thì cắn chặt
răng đừng làm. Làm việc lành, dù lúc ban đầu chỉ miễn cưỡng làm. Ðấy
chính là “chúng thiện phụng hành”. Hành thiện dứt ác, giữ tâm lành, nói
lời hay, làm việc tốt, đấy chính là phương pháp hỗ trợ công phu chánh,
trừ khử vô minh. Vì thế gọi là “trợ hạnh”.
Nói rộng ra, trợ hạnh là tu sáu Ba La Mật, nhưng khó hiểu, nên chẳng
cần phải nói đến. Phàm là điều ác thì dù có tặng quý vị khối kim cương
nặng mười vạn bảng (pounds), quý vị cũng chẳng chịu làm. Ðối với việc
lành thì dù phải chịu trở ngại nào cũng cứ làm. Hai điều này chính là “tùy
duyên tiêu cựu nghiệp, cánh bất tạo tân ương” (tùy duyên tiêu nghiệp cũ,
chẳng tạo họa mới nữa). Lúc bình thường gặp thiện thì làm, gặp ác thì bỏ.
Khi niệm Phật thì buông bỏ vạn duyên, một ác niệm vừa khởi lên thì liền
dùng ngay một câu “nam mô A Di Ðà Phật” để áp chế nó. Thâu tóm ba
nghiệp thân, khẩu, ý, theo đó mà hành lâu ngày sẽ được thành công. Vì
thế bảo là “vạn nhân tu, vạn nhân khứ”.
b. “Bất chiếu tu bất năng khứ” (chẳng tu đúng theo đó thì chẳng
được vãng sanh)
Tuy là “vạn nhân tu, vạn nhân khứ”, nhưng nếu chẳng tu đúng thì
chẳng thể vãng sanh được. Ai cũng biết có Phật, có Ma. Ma chính là
tham, sân, si, giết, trộm, dâm. Niệm một câu A Di Ðà Phật là Phật lực
khởi. Khởi tham, sân, si, giết, trộm dâm là Ma lực khởi. Ma lực và Phật
lực ngang nhau. Phật, ma đấu nhau gọi là “đạo cao một thước, ma cao
một trượng”. Phật hay Ma đều là tâm của quý vị. Niệm Phật vẫn tạo
nghiệp, khởi tham, sân, si, Phật và Ma hỗn tạp, tâm sao thanh tịnh được,
sao sanh Tịnh Ðộ được? Sao có thể minh tâm kiến tánh cho được? Ðã